| Hotline: 0983.970.780

Phân bón& chất lượng nông sản

Thứ Sáu 19/11/2010 , 11:01 (GMT+7)

Vai trò phân bón với chất lượng nông sản

Chất lượng nông sản là kết quả tương hỗ của nhiều yếu tố cùng đồng thời tác động đến đời sống cây trồng. Ngoài yếu tố di truyền do đặc tính giống quy định thì các điều kiện ngoại cảnh như dinh dưỡng, thời tiết, khí hậu, biện pháp canh tác, thu hoạch, bảo quản và chế biến đều có ảnh hưởng đến chất lượng nông sản mà rõ rệt nhất là với các loại đặc sản.

Các nhà khoa học Thái Lan đã có nhiều báo cáo khoa học về ảnh hưởng của các yếu tố đến chất lượng lúa Khaodawkmali 105, giống lúa cao cấp của nước này rất mềm cơm và thơm. Nếu lúa trổ và thời kỳ phát triển của hạt trong điều kiện nhiệt độ thấp, có bón phân hữu cơ, sạ thẳng trên nền đất có kết cấu nhẹ và xay chà bằng thủ công thì có mùi thơm hơn so với thời tiết nóng, trồng lúa bằng cấy, kết cấu đất nặng và xay chà bằng máy.

Phẩm chất nông sản là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả của phân bón với cây trồng. Theo các nhà khoa học Thái Lan, chất lượng của gạo Khaodawkmali còn bị ảnh hưởng nhiều bởi phân bón, nếu được bón nhiều urea hoặc đất quá màu mỡ thì mùi thơm sẽ giảm. Phân kali có tác dụng tích cực đến mùi thơm, tăng năng suất và màu trắng sáng của hạt gạo, tuy nhiên nếu lạm dụng bón dư kali thì độ mềm cơm sẽ giảm nhiều.

 Tác dụng của kali cũng tương tự với phân chứa kẽm, nếu dư kẽm thì hàm lượng amylose cũng tăng lên làm cho cơm bị khô và cứng. Vai trò của phân bón trong việc ảnh hưởng tới chất lượng gạo đặc sản càng rõ rệt hơn khi lúa được gieo cấy trong điều kiện thuận lợi, có bức xạ cao và chênh lệch nhiệt độ ngày đêm lớn. Bởi vậy ngoài chế độ phân bón chặt chẽ, việc dịch chuyển thời vụ của các giống lúa đặc sản phải hết sức thận trọng.

Các kết quả nghiên cứu tại Việt Nam cũng cho thấy có mối quan hệ chặt chẽ giữa chất lượng nông sản với phân bón. Theo TS Đỗ Khắc Thịnh, Viện KHKN Nông nghiệp Miền Nam (1994), khi bón NPK cân đối cộng với bón lót 1 tấn phân hữu cơ Đầu Trâu/ha cho lúa Jasmin 85 ở An Giang đã tăng năng suất từ 3,8 T/ha lên 5,6 T/ha và ăn cơm ngọt hơn, thơm hơn bởi hàm lượng protein từ 6,24% đã tăng lên 7,22%, tỷ lệ gạo vỡ trong quá trình xay xát chế biến giảm từ 18,3% xuống 13,3%.

 Các khảo sát trên các giống lúa chất lượng cao như VD920, OM 3536 cũng có kết quả tương tự.

Chỉ nên vừa đủ

Thế nào là nông sản có chất lượng cao? Đấy là nông sản mà hội tụ được tất cả những đặc tính của giống. Mặt khác, còn có mẫu mã đẹp, an toàn cho người sử dụng. Tuy có vai trò lớn với chất lượng nông sản nhưng nếu lạm dụng phân bón thì hậu quả cũng rất nặng nề, mà phổ biến là dư lượng NO3. Những năm thập kỷ 90, dưa hấu bán Tết thường bị thối nhiều do bón quá nhiều đạm. Rau cải nếu bón nhiều đạm thì không thể muối dưa được, trái cây bón nhiều đạm thì trái to nhưng ăn lại rất nhạt và không để lâu được…

Với lúa, tác hại của dư thừa phân đạm là đã rõ ràng, sẽ làm cho lúa lốp, nhiều sâu bệnh, năng suất giảm. Các loại phân khác như kali, lân chưa ai nghiên cứu sâu, các phân bón trung lượng như S, Mg, Ca và vi lượng cũng vậy. Tuy nhiên điều chắc chắn là năng suất và chất lượng lúa gạo chỉ đạt tối ưu khi lượng bón vừa đủ và có sự cân đối. Ở ĐBSCL, tùy theo chân đất và mùa vụ, lượng phân bón cho mỗi ha được khuyến cáo trong khoảng 90-100 kg N, 45 – 50 kgP2O5 và 30 kg K2O.

Sự phối hợp giữa 3 nguyên tố đại lượng như trên cộng với sự bổ sung thêm các nguyên tố trung và vi lượng (TE) đã được thực tế chứng minh là mang lại hiệu quả cao cả về năng suất lẫn chất lượng. Tuy nhiên lượng phân trên chỉ được phát huy hiệu quả nếu được chia làm 3 lần bón và mỗi lần bón lại có sự phối trộn riêng.

Để thuận tiện cho nông dân, từ lâu Công ty phân bón Bình Điền đã sản xuất ra các loại phân chuyên dùng cho từng giai đoạn sinh trưởng của cây lúa (997, 998, 999) và được HĐKH Bộ NN-PTNT công nhận là Tiến bộ kỹ thuật. Từ sự thành công trên lúa, Bình Điền đã tiên phong sản xuất các loại phân chuyên dùng khác như chuyên dùng cho cà phê, hồ tiêu, mía, cây ăn quả… và đều mang lại hiệu quả cao.

Phân có AGROTAIN và không có AGROTAIN

Agrotain là một hoạt chất giúp giảm 25-30% lượng đạm thất thoát tự nhiên. Chính vì vậy mà sử dụng loại phân bón này sẽ giảm được 25-30% lượng bón. Tuy giảm lượng bón nhưng cây trồng vẫn được cung cấp vừa đủ lượng bón cần thiết cho cây trồng nên vẫn đảm bảo năng suất và chất lượng tối ưu.

Theo kỹ sư Phan Văn Tâm, Cty Phân bón Bình Điền, ngoài phân đạm hạt vàng Đầu Trâu 46A+, công ty này còn sản xuất nên các loại phân NPK + TE chuyên dùng có Agrotain. Cái giống giữa phân chuyên dùng có Agrotain và phân không có Agrotain là cả 2 loại cây trồng đều được cung cấp vừa đủ các nguyên tố dinh dưỡng đa, trung và vi lượng theo từng thời kỳ sinh trưởng. Cái khác là loại phân có Agrotain thì giảm lượng bón xuống 25%. Bởi vậy hiệu quả của 2 loại phân bón chuyên dùng (ví dụ như NPK + TE lúa 1 với NPK Agrotain + TE lúa 1) là hoàn toàn giống nhau cả về năng suất lẫn chất lượng nông sản, mặc dù lượng phân đạm có Agrotai đã được giảm 25%. 

Nhắn bạn: 0944569903 giải nhất (2 bao phân NPK Đầu trâu Agrotain + TE); 01235691863 và 0197944980 giải nhì (1 bao phân đạm hạt vàng Đầu Trâu 46A+) liên hệ BTC nhận thưởng.

Đón xem chuyên đề kỳ tới: Dinh dưỡng cho lúa bị dịch hại trực tiếp trên CVTV1 từ 20g ngày chủ nhật 28/11/2010.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối nhiều ngày, ngư dân khốn đốn

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối khiến ngư dân như ngồi trên đống lửa. Nhiều chủ tàu cập cảng tại Quảng Trị rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm