| Hotline: 0983.970.780

Phân bón lá hữu cơ, giải pháp mới thân thiện với môi trường

Thứ Tư 02/11/2022 , 09:15 (GMT+7)

HÀ NAM Hạn chế sự lệ thuộc vào phân bón hữu cơ, thân thiện với môi trường, phân bón lá hữu cơ đang là giải pháp tốt cho canh tác lúa theo hướng hữu cơ.

Vụ mùa 2022 là vụ đầu tiên Chi cục Trồng trọt - Bảo vệ thực vật và Kiểm lâm tỉnh Hà Nam phối hợp với Công ty Cổ phần Nano Industry Đăng Quang và Phòng NN-PTNT 2 huyện Bình Lục và Thanh Liêm triển khai xây dựng mô hình sử dụng phân bón lá hữu cơ Pan trên cây lúa.

Bà Lê Thị Thủy (giữa), Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam cùng lãnh đạo nhiều tổ chức, đơn vị của Bộ NN-PTNT thăm mô hình sử dụng phân bón lá hữu cơ Pan cho lúa tại Bình Lục (Hà Nam) vụ mùa 2022. Ảnh: Phạm Hiếu.

Bà Lê Thị Thủy (giữa), Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam cùng lãnh đạo nhiều tổ chức, đơn vị của Bộ NN-PTNT thăm mô hình sử dụng phân bón lá hữu cơ Pan cho lúa tại Bình Lục (Hà Nam) vụ mùa 2022. Ảnh: Phạm Hiếu.

Về hiệu quả mô hình tại huyện Bình Lục, bà Trần Thị Nga, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt - Bảo vệ thực vật và Kiểm lâm tỉnh Hà Nam đánh giá, phân bón lá hữu cơ Pan mang lại hiệu quả cao trong sản xuất lúa gạo của địa phương.

Cụ thể, qua theo dõi các giai đoạn sinh trưởng, cây lúa được phun phân bón lá hữu cơ Pan phát triển tốt, đanh dảnh, bộ rễ phát triển, cây cao hơn, bộ lá xanh và đẹp hơn so với mô hình đối chứng, đặc biệt về cuối vụ; tỷ lệ hạt chắc cao hơn so với mô hình đối chứng 6,3%. Ngoài ra, khi sử dụng phân bón lá hữu cơ Pan, người dân cũng giảm được 30% lượng phân bón vô cơ.

Cũng theo bà Trần Thị Nga, hiện nay sản xuất lúa gạo nói riêng và sản xuất nông nghiệp nói chung đang xảy ra tình trạng mất cân đối giữa phân bón hữu cơ và phân bón vô cơ, từ đó dẫn đến tác động tiêu cực đến môi trường cũng như sức khỏe của người dân.

“Do là phân bón hữu cơ qua lá với đa thành phần, phân bón Pan sẽ góp phần cải thiện môi trường sinh thái, giảm phát thải khí nhà kính, đảm bảo sức khỏe của người dân. Đó cũng là một trong những biện pháp để hướng đến việc phát triển nền nông nghiệp xanh, bền vững”, bà Trần Thị Nga chia sẻ.

Phân bón lá hữu cơ Pan góp phần cải thiện môi trường sinh thái, từng bước đưa sản xuất lúa theo hướng hữu cơ. Ảnh: Phạm Hiếu.

Phân bón lá hữu cơ Pan góp phần cải thiện môi trường sinh thái, từng bước đưa sản xuất lúa theo hướng hữu cơ. Ảnh: Phạm Hiếu.

Tại hội nghị đầu bờ đánh giá hiệu quả của sản phẩm phân bón lá hữu cơ Pan mới đây tại Bình Lục (Hà Nam) mới đây với sự tham dự của bà Lê Thị Thủy, Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam cùng lãnh đạo UBND tỉnh Hà Nam, lãnh đạo Cục Bảo vệ thực vật, Cục Trồng trọt, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia Tổng hội Nông nghiệp và PTNT Việt Nam..., các đại biểu đều đánh giá cao sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành nông nghiệp, chính quyền địa phương và doanh nghiệp trong việc triển khai mô hình trồng lúa bằng công nghệ phân bón thân thiện môi trường trong vụ mùa năm 2022. Mô hình bước đầu đã có những tín hiệu tích cực không chỉ góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, mà còn giúp bà con nông dân giảm chi phí sản xuất đầu vào, nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất nông nghiệp...

Theo ông Huỳnh Tấn Đạt, Phó cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT), mô hình sử dụng phân bón lá hữu cơ Pan tại tỉnh Hà Nam là một trong những chương trình được thực hiện theo chủ trương của Bộ NN-PTNT trong việc dần thay thế một phần phân bón vô cơ bằng phân bón hữu cơ cũng như sử dụng vật tư nông nghiệp đầu vào một cách tiết kiệm, hiệu quả và an toàn. Mô hình cũng đã được triển khai tại các địa phương khác như Nghệ An, Đồng Tháp, An Giang.

Bên cạnh đó, ông Huỳnh Tấn Đạt cho rằng, việc triển khai mô hình sử dụng phân bón lá hữu cơ Pan trong sản xuất lúa gạo với các tỷ lệ dinh dưỡng đa thành phần sẽ góp phần cải tạo đất, đảm bảo môi trường sinh thái đất trong sạch, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây trồng sinh trưởng và phát triển.

Đồng thời, thông qua các mô hình, theo ông Đạt, với sự vào cuộc quyết liệt của các đơn vị doanh nghiệp, các địa phương, các nhà khoa học… sẽ giúp cải tiến quy trình, phương thức sản xuất đối với từng chân đất, từng nhu cầu dinh dưỡng, từng từng loại cây trồng tại mỗi vùng miền. Qua đó giúp bà con tiết giảm một cách tối ưu chi phí đầu vào, gia tăng giá trị của nông sản và đặc biệt hơn nữa là đảm bảo an toàn cho hệ sinh thái nông nghiệp Việt Nam.

Sử dụng phân bón lá hữu cơ Pan trong sản xuất lúa gạo góp phần cải tạo đất, đảm bảo môi trường sinh thái đất trong sạch. Ảnh: Phạm Hiếu.

Sử dụng phân bón lá hữu cơ Pan trong sản xuất lúa gạo góp phần cải tạo đất, đảm bảo môi trường sinh thái đất trong sạch. Ảnh: Phạm Hiếu.

“Đây cũng là mục tiêu chung mà ngành nông nghiệp đặt ra trong thời kỳ giá cả vật tư đang leo thang cũng như là chúng ta đang chuyển dần phương thức sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp theo hướng hữu cơ, sinh thái”, Phó cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật nhấn mạnh.

Bà Hoàng Hải Anh, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Nano Industry Đăng Quang cho rằng, hiện nay, nền nông nghiệp nước nhà đang tồn tại nhiều vấn đề nhức nhối liên quan đến lạm dụng phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật hóa học dẫn đến đất bị thoái hóa, bạc màu, môi trường bị hủy hoại. Đặc biệt sức khỏe của người sản xuất cũng như người tiêu dùng bị ảnh hưởng.

“Do đó, tôn chỉ hoạt động của Công ty là đưa những nghiên cứu khoa học, những tiến bộ kỹ thuật mới nhất vào phục vụ cho đời sống của người dân Việt Nam cũng như góp phần thay đổi, cải thiện những vấn đề nhức nhối đó”, bà Hoàng Hải Anh bày tỏ.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm