| Hotline: 0983.970.780

Phân bón nào tốt nhất cho chuối tiêu hồng?

Thứ Năm 02/10/2014 , 08:32 (GMT+7)

Chuối tiêu bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển cây khỏe, phát triển cân đối, thân mập, lá xanh, thanh vàng bóng, rất ít rách lá, ít đổ ngã, ít sâu bệnh gây hại, quả đều, năng suất cao và chất lượng tốt.

Nhắc đến đặc sản trái cây ở Hưng Yên, người ta thường nghĩ ngay đến chuối tiêu hồng. Chuối tiêu hồng có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng tốt nhất là đất phù sa có tầng mặt dày, tơi xốp, giữ ẩm và thoát nước tốt, độ pH thích hợp từ 6 - 7.

YÊU CẦU ĐẤT VÀ DINH DƯỠNG

Chuối tiêu hồng được Viện Nghiên cứu rau quả nghiên cứu và tuyển chọn có chất lượng ngon, mùi thơm, màu đẹp, để lâu không bị nát nên thường được tiêu thụ vào dịp Tết Nguyên đán và xuất khẩu đem lại lợi ích kinh tế lớn. Tuy nhiên, cây chuối có nhu cầu dinh dưỡng cao nên sẽ làm đất nhanh bị bạc màu, cây nhanh bị tàn nếu không có chế độ phân bón đầy đủ và hợp lý.

Chuối tiêu có khả năng cho năng suất cao từ 30 - 40 tấn chuối cả buồng/1 ha và cũng đồng thời lấy đi một lượng dinh dưỡng lớn ở trong đất. Trong những điều kiện bình thường, tổng lượng dinh dưỡng chuối tiêu lấy đi gồm chất đa lượng, trung lượng, vi lượng theo mỗi tấn chuối cả buồng là 10 kg N; 3,5 kg P2O5; 18 kg K2O; 3,6 kg MgO; 7,5 kg CaO; 0,8 kg S và các nguyên tố vi lượng kẽm, bo, đồng, sắt…

Trong 3 yếu tố dinh dưỡng đa lượng thì kali cây chuối cần nhiều nhất trong giai đoạn phát triển buồng, đạm và lân cây hấp thụ liên tục từ lúc trồng đến lúc ra buồng, các yếu tố trung lượng và đa lượng cây chuối hấp thụ vào lúc giai đoạn hình thành hoa. Ngoài ra, cây cũng hút khá nhiều canxi, magiê, lưu huỳnh và nhiều chất vi lượng. Một số triệu trứng thiếu dinh dưỡng dễ phân biệt như sau:

Đa lượng: Thiếu đạm (N) cây bị úa vàng đặc biệt các lá già, phiến lá có màu vàng xanh lợt, cuống và bẹ màu xanh hơi hồng. Khi thiếu nhiều cây sinh trưởng chậm, thân mảnh, lá nhỏ và chóng tàn, phân hóa mầm hoa kém, năng suất thấp; Thiếu lân (P2O5) lá già có màu xanh thẫm, sau chuyển sang xanh nhạt hoặc màu đồng thau. Mép lá xuất hiện những vết chết khô không liên tục ăn vào gân lá tạo thành hình răng cưa, vết khô lan nhanh làm lá héo nhanh và tàn sớm;

Thiếu kali (K2O) xuất hiện các vệt màu nâu, nâu tím trên các rãnh của gân lá, sau đó toàn bộ mặt lá chuyển màu vàng óng, bắt đầu từ những lá già. Phiến lá bị rách, lá chuyển khô và bị gẫy gập xuống. Hiện tượng này lan dần từ lá già tới lá non làm cho cây chuối trụi lá dần, năng suất sụt giảm nghiêm trọng.

Các trung lượng: Thiếu canxi (Ca) xuất hiện những vệt vàng hình răng cưa không liên tục ở đầu lá, sau chuyển vàng óng và đỏ nâu, gân lá dày lên, lá uốn cong, thiếu nặng làm lá búp bị nghẹt, vỏ quả nứt; thiếu magiê (Mg) xuất hiện những vệt màu trắng vàng dọc theo mép lá, mép lá úa vàng và khô nhanh, lá già xuất hiện trước; thiếu lưu huỳnh (S) làm gân phụ dày lên, lá uốn cong, mép lá gợn sóng, phiến lá xuất hiện nhiều đốm chấm tạo thành dải sọc.

Phân bón Văn Điển không bị rửa trôi do mưa hoặc tưới mà cung cấp dinh dưỡng từ từ cả vụ, nếu cây không sử dụng hết thì vụ sau tiếp tục sử dụng. Chuối tiêu bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển cây khỏe, phát triển cân đối, thân mập, lá xanh, thanh vàng bóng, rất ít rách lá, ít đổ ngã, ít sâu bệnh gây hại, quả đều, năng suất cao và chất lượng tốt.

Vi lượng: Thiếu bo (B) làm lá bị cong một bên, lượn sóng, đầu lá bị xoắn lại, cây con ra nhiều nhưng sinh trưởng bị đình trệ; Thiếu mangan (Mn) xuất hiện úa vàng từ lá thứ 2 đến lá thứ 4 sau lan dần ra các lá khác, vệt úa vàng xen kẽ những vệt xanh tạo thành hình răng lược; Thiếu đồng (Cu) làm bẹ và lá cây bị úa vàng. Mép các lá già xuất hiện vệt chết khô ở mép lá, sinh trưởng của cây bị chậm lại, lá bị rũ xuống, số lá giảm…

PHÂN ĐA YẾU TỐ NPK VĂN ĐIỂN CHUYÊN CHO CHUỐI TIÊU

Bón lót: Sử dụng NPK 5.10.3 Văn Điển ngoài chất đa lượng là N = 5%; P2O5 = 10%; K2O = 3%, còn có các chất trung lượng là MgO = 9%; Cao = 15%; SiO2 = 4%; S = 2% và các chất vi lượng Zn, Mn, Cu… Tổng hàm lượng dinh dưỡng trên 58%.

Nếu trồng cây bằng con tách mẹ phân bón lót được trộn đều với lớp đất mặt, nếu trồng bằng cây nuôi cấy mô thì phân bón được đưa vào đáy hố, lấp đất bằng lớp đất mặt rồi đặt cây giống, lấy lớp đất cái phủ lên trên tránh bộ rễ cây non tiếp xúc với phân và dinh dưỡng ở lớp đất mặt được cây con sử dụng, lượng phân bón lót được bón trước từ 20 - 25 ngày cùng với phân chuồng 10 -15 kg/hố.

Các nhà vườn ở Khoái Châu (Hưng Yên) sử dụng phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển đã nhiều năm cho chuối tiêu nhận xét là giảm chi phí so với bón phân đơn, phân NPK thông thường 10%; năng suất chuối tăng từ 15 - 20%, không phải dùng thuốc bảo vệ thực vật, mã quả đẹp, trữ lượng đường cao, có mùi thơm, được thị trường ưa chuộng. Đây thực sự là loại phân lý tưởng cho bà con nông dân trồng chuối.

NPK 5.10.3 Văn Điển có hàm lượng lân chiếm 10% không bị rửa trôi, tan tốt trong dịch chua của rễ chuối tiết ra kích thích bộ rễ chuối non phát triển, cung cấp lân dễ tiêu từ cho cây từ khi mới trồng đến khi thu hoạch, chất canxi chiếm 15% khử chua nâng cao độ pH đất phù hợp với yêu cầu sinh trưởng phát triển của cây chuối. Bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển không phải bón vôi, chất magiê... 

Bón thúc: Đối với chuối tiêu, bón phân thúc là biện pháp quan trọng quyết định năng suất chất lượng của vụ chuối. Nếu bón không cân đối, không đầy đủ các chất dinh dưỡng, không đủ lượng sẽ dẫn đến chuối chậm phát triển, phân hóa mầm hoa đình trệ, sức chống chịu sâu bệnh kém nên người trồng chuối cần lựa chọn loại phân bón thúc có đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng từ đa lượng đến trung lượng và vi lượng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Phân bón thúc đa yếu tố NPK 12.8.12 Văn Điển hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu bón thúc cho cây chuối. NPK 12.8.12 ngoài chất đa lượng là N = 12%; P2O5 = 8%; K2O = 12%, còn có các chất trung lượng là MgO = 8; Cao = 15%; SiO2 = 15%; S = 3% và các chất vi lượng Zn, Mn, Cu… Tổng hàm lượng dinh dưỡng trên 72%.

* Đánh tỉa chồi một cây chuối có thể sinh sản 5 - 10 chồi bên, chỉ nên để 1 - 2 chồi cho vụ sau, các chồi khác bỏ đi để tránh cạnh tranh về dinh dưỡng, cắt tỉa lá già và lá bị bệnh trên 60%, khi quả bắt đầu cong lên thì tiến hành bao buồng chuối bằng túi ni lông đồng thời ngắt hoa đực ở vị trí khoảng 10cm dưới nải quả cuối cùng để làm tăng dinh dưỡng của các quả phía dưới.

Lưu ý: Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển bón cho chuối tiêu khác biệt với phân NPK thông thường ở chỗ: Tỷ lệ 3 chất dinh dưỡng đa lượng N, P, K cân đối theo nhu cầu của cây chuối, 4 chất trung lượng canxi, manhê, lưu huỳnh, silic chiếm 40 - 41% và các chất vi lượng kẽm, bo, đồng, cô ban có vai trò quan trọng quyết định năng suất và chất lượng mà các loại phân NPK thông thường hầu như không có.

Xem thêm
Bổ sung 1 cặp hươu sao lên đảo Bạch Long Vỹ

HẢI PHÒNG Hơn 10 ngày sau khi phát hiện cá thể hươu sao trên đảo, huyện Bạch Long Vỹ được bổ sung thêm 1 cặp hươu khác, có cả đực và cái để phát triển đàn.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.