| Hotline: 0983.970.780

Phân bón Văn Điển cho cây cam sành

Chủ Nhật 20/03/2016 , 15:56 (GMT+7)

Sử dụng phân bón Văn Điển bao gồm: lân nung chảy Văn Điển, ĐYT NPK Văn Điển tức là cung cấp đầy đủ cân đối tất cả 13 yếu tố dinh dưỡng từ đa lượng, trung lượng đến vi lượng giúp cho cây cam khỏe, có bộ lá xanh sáng.

Ngoài ra, cây cam sau ra hoa lộc thường dài có trên 10-14 lá trở nên, tỷ lệ đậu quả cao, quả lớn đồng đều, ít sâu bệnh, vỏ quả bóng, năng suất cao, tăng độ ngọt, độ thơm, được người tiêu dùng ưa chuộng.

Bón lót khi trồng: Trộn đều vào mỗi hố trồng có kích thước 60x60cm gồm 15-20kg phân chuồng hoai mục + 1,5-2kg lân Văn Điển trước khi đặt cành ghép. Bón phân thúc hàng năm (kg/cây).

Năm thứ nhất sau khi trồng sử dụng 1-1,5kg ĐYT NPK 12.5.10 Văn Điển, năm thứ hai sử dụng 1,5-2kg ĐYT NPK 12.5.10 Văn Điển, năm thứ ba sử dụng 2-2,5kg ĐYT NPK 12.5.10 Văn Điển. Lượng phân bón trên được chia ra bón 4 lần trong năm vào các thời điểm: tháng 1, tháng 2, tháng 5 và tháng 11. Cách bón: đào rạch xung quanh tán cây cách gốc từ 20-25cm, rải phân lấp đất và tưới nước.

Giai đoạn cam kinh doanh (xem bảng):

Tuổi cây

(năm)

Loại phân

Thời điểm bón/ lượng bón kg/cây

Sau thu hoạch quả

Trước trổ hoa

Sau đậu quả

Trước thu hoạch quả

(2 tháng)

4 - 6

- Phân hữu cơ

- Lân Văn Điển

- NPK 5.10.3 VĐ

- NPK 12.5.10 VĐ

15-20

1,0-1,5

2,0-2,5

-

-

-

-

1,5-2,0

-

-

-

2,0-2,5

-

-

-

1,5-2,0

7 -11

- Phân hữu cơ

- Lân Văn Điển

- NPK 5.10.3 VĐ

- NPK 12.5.10 VĐ

20-25

1,5-2,0

2,0-2,5

-

-

-

-

2,0-2,5

-

-

-

2,5-3,0

-

-

-

2,0-2,5

> 11

- Phân hữu cơ

- Lân Văn Điển

- NPK 5.10.3 VĐ

- NPK 12.5.10 VĐ

25-30

2,0-2,5

3,0-3,5

-

-

-

-

2,5-3,0

-

-

-

3,0-3,5

-

-

-

2,0-2,5

Phương pháp bón: Đối với đợt bón sau khi thu hoạch quả từ 10 - 15 ngày đào rạch hình chữ L hoặc song song với gốc để năm tiếp theo lại đào tiếp bên kia, rạch được đào từ tán lá trở vào cách gốc từ 70-80cm, chiều rộng rãnh từ 10 -15cm, sâu 15 - 20cm, sau đó rải đều phân hữu cơ, phân lân Văn Điển và phân ĐYT NPK 5.10.3 Văn Điển, lấp đất kín phân, nếu đất khô tiến hành tưới nước, đợt bón này cực kỳ quan trọng giúp cho cây phục hồi nhanh, phát triển mạnh bộ rễ mới để hấp thụ nhiều dinh dưỡng cho năm nuôi quả.

Phân hữu cơ cung cấp mùn làm đất tơi xốp tạo điều kiện cho bộ rễ cám trao đổi không khí thuận lợi để hấp thu dinh dưỡng. Còn phân lân Văn Điển chứa lân dễ tiêu 16% giúp cho cây có đủ lân để phát triển bộ rễ và phát triển quá trình ra hoa, đậu quả, tạo năng suất, lân Văn Điển còn có vôi chiếm 30% khử chua, điều chỉnh độ pH đất phù hợp cho cây cam, có 15% chất Magie giúp cho cây tăng hiệu suất quang hợp, nâng cao năng suất và chất lượng quả, chất Silic 24% giúp tơi xốp cho đất quanh bộ rễ và 6 chất vi lượng là: kẽm 0,4%, sắt 4%, Bo 0,4%, đồng 0,02%, mangan 0,01%. Giúp cho cam sử dụng để nâng cao nồng độ vitamin, tăng chất lượng quả.

Phân đa yếu tố NPK 5.10.3 có hàm lượng dinh dưỡng N = 5%, P2O5 = 10%, K2O = 3%, CaO = 16%, MgO = 8%, SiO2 = 15%, S = 2% cùng các chất vi lượng kẽm, Bo, sắt, đồng, mangan. Tổng dinh dưỡng đạt 58%. Như vậy đợt bón phân sau thu hoạch quả sẽ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cây cam phục hồi qua đông, nuôi cành chuẩn bị cho quả năm sau.

Các đợt bón thúc trước khi trổ hoa, sau đậu quả, và trước khi thu hoạch quả được sử dụng phân đa yếu tố NPK 12.5.10 Văn Điển có hàm lượng dinh dưỡng N = 12%, P2O5 = 5%, K2O = 10%, CaO = 5%, MgO = 2%, SiO2 = 4%, S = 11% cùng các chất vi lượng kẽm, Bo, sắt, đồng, mangan.

Tổng dinh dưỡng đạt 49%. Loại phân bón này sẽ giúp cho cây cam phân hóa mầm hoa nhanh, đậu quả cao, nuôi quả lớn và tích lũy dinh dưỡng vào quả trước khi thu hoạch, đặc biệt do cân đối dinh dưỡng nên việc tổng hợp chuyển hóa đường, vitamin tăng nên tăng chất lượng quả.

Xem thêm
3 đề án bao trùm ngành chăn nuôi bắt đầu đi vào đời sống

Chiều 3/5, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai một số đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Xúc động những bức tranh tuyên truyền bệnh dại của học sinh

Bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Long An chia sẻ: 'Khi nhận các bức tranh dự thi tuyên truyền bệnh dại của các em học sinh, chúng tôi rất xúc động'.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.