| Hotline: 0983.970.780

Phân loại rác ở Vạn Phúc

Thứ Ba 24/04/2012 , 10:36 (GMT+7)

Trở lại xã Vạn Phúc (huyện Thanh Trì) sau gần một năm thực hiện mô hình điểm “Thu gom, phân loại rác thải tại nguồn”, chúng tôi ngỡ ngàng trước sự thay đổi về môi trường ở nơi đây.

Trở lại xã Vạn Phúc (huyện Thanh Trì) sau gần một năm thực hiện mô hình điểm “Thu gom, phân loại rác thải tại nguồn, hướng dẫn sử dụng rác thải hữu cơ làm phân bón”, chúng tôi ngỡ ngàng trước sự thay đổi về môi trường ở nơi đây.

Vạn Phúc là xã vùng bãi của huyện Thanh Trì. Xã có 4 thôn (có một làng nghề mây tre đan xuất khẩu), gần 2600 hộ thì có tới 1.832 hộ sản xuất nông nghiệp. Mấy năm gần đây, Vạn Phúc có tốc độ phát triển nhanh. Từ một xã thuần nông, chủ yếu sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, đến nay nông dân Vạn Phúc tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Toàn xã hiện có 35 trang trại vừa và nhỏ đang được các hộ đầu tư phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng cây ăn quả, rau màu.

Thống kê của UBND xã Vạn Phúc, bình quân mỗi ngày lượng rác thải, chất thải thải ra môi trường trên địa bàn xã khoảng 8 tấn, trong đó rác thải làng nghề 1,2 tấn/ngày; rác thải sinh hoạt 4,8 tấn/ngày; chất thải chăn nuôi 2 tấn/ngày. Ngoài ra, còn một lượng lớn nước thải chăn nuôi chưa qua xử lý thải trực tiếp ra môi trường.

Trước thực trạng môi trường ô nhiễm như trên, năm 2011, Hội Nông dân TP Hà Nội đã chọn xã Vạn Phúc thực hiện mô hình điểm “Thu gom, phân loại rác thải tại nguồn, hướng dẫn sử dụng rác thải hữu cơ làm phân bón”. Ông Chu Phan Anh, Trưởng ban xã hội (Hội Nông dân TP Hà Nội) cho biết, mục đích của việc xây dựng mô hình điểm “Thu gom, phân loại rác thải tại nguồn, hướng dẫn sử dụng rác thải hữu cơ làm phân bón” là nâng cao nhận thức, kiến thức và trách nhiệm cho cán bộ, hội viên nông dân trong việc phâm loại rác tại nguồn, sử dụng nguồn tài nguyên rác hữu cơ làm phân bón, góp phần giảm ô nhiễm môi trường. Đặc biệt, thông qua mô hình, giúp các hộ sản xuất nông nghiệp thành thạo trong việc phân loại rác hải tại nguồn và cách ủ rác hữu cơ làm phân bón.

Thực hiện mô hình điểm, Ban quản lý mô hình đã chọn 2 hộ chăn nuôi lợn, bò là hộ ông Phạm Văn Lạng, thôn 2 và ông Chử Văn Mưu, thôn 1 để hướng dẫn sử dụng rác thải hữu cơ làm phân bón. Đồng thời, tổ chức 2 lớp tập huấn kiến thức bảo vệ môi trường, cách thu gom, phân loại rác thải tại nguồn; 2 lớp hướng dẫn nông dân cách ủ rác hữu cơ làm phân bón cho 600 lượt cán bộ, hội viên, nông dân trong xã. Tại các lớp tập huấn, hướng dẫn, cán bộ, hội viên, nông dân xã Vạn Phúc đã được chuyển giao công nghệ về thu gom và xử lý chất thải; những quy định về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp; cách sử dụng chế phẩm xử lý môi trường trong trồng trọt và chăn nuôi.

Sau gần 1 năm thực hiện mô hình điểm “Thu gom, phân loại rác thải tại nguồn, hướng dẫn sử dụng rác thải hữu cơ làm phân bón” cán bộ, hội viên, nông dân xã Vạn Phúc đã thấy được lợi ích của việc thu gom, phân loại rác thải tại nguồn. Qua mô hình giúp người dân thay đổi hành vi, lối sống văn minh nơi công cộng, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn.

Theo Chủ tịch Hội Nông dân xã Vạn Phúc Đặng Thị Lan Anh, phát huy những kết quả đã đạt được, trong năm 2012 này, Hội Nông dân xã tiếp tục duy trì mô hình, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân thu gom, phân loại rác thải tại nguồn, sử dụng rác thải hữu cơ làm phân bón. 

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Hà Nội có hơn 2.700 sản phẩm OCOP, nhiều nhất cả nước

Tính đến tháng 4/2024, 63 tỉnh/thành trên phạm vi toàn quốc đã đánh giá, phân hạng được 12.075 sản phẩm OCOP, trong đó Hà Nội có 2.711 sản phẩm, chiếm số lượng nhiều nhất.