| Hotline: 0983.970.780

Phân rơm khan hiếm giữa mùa khô, người trồng hoa lo lắng

Thứ Tư 08/03/2017 , 07:36 (GMT+7)

Thời điểm này, nông dân làng hoa Sa Đéc đang tập trung xuống giống các loại kiểng lá và cây công trình để phục vụ thị trường lễ 30/1 và 1/5. Tuy nhiên...

13-44-27_still0307_00001
Giá cao ngất ngưởng nhưng lượng ghe phân rơm về làng hoa rất ít
 

Tuy nhiên, điều nghịch lý là ở ngay vựa lúa đồng bằng nhưng nông dân trồng hoa không đủ phân rơm để sản xuất đẩy giá phân rơm lên cao ngất ngưởng khiến nhiều bà con nông dân lo lắng.

Nếu như những năm trước đây vào mùa khô như thời điểm này thì lượng phân rơm phong phú và giảm giá sâu. Tuy nhiên, năm nay mặc dù vụ lúa đông xuân đã thu hoạch gần xong nhưng lượng phân rơm không nhiều, thêm vào đó giá lại ở mức cao ngất ngưởng.

Hiện tại giá bán mỗi bao phân rơm ở làng hoa Sa Đéc dao động từ 70 ngàn đồng đến 80 ngàn đồng, tăng 15 ngàn đồng/bao so với năm ngoái. Với giá này, nếu chỉ sử dụng phân rơm làm nguyên liệu chính thì người trồng sẽ khó có lời.

Để tiết kiệm nguồn chi phí sản xuất cũng như đủ nguồn phân để trồng, hiện nay nhiều bà con nông dân đã sử dụng các vật liệu thay thế như tro trấu, sơ dừa, cỏ mục… để giảm chi phí đầu ra, tăng tính cạnh tranh. Với cái đà này, người trồng hoa lo vài tháng nữa đến mùa mưa sẽ không có rơm để sản xuất.

Theo các hộ bán phân rơm thì sở dĩ năm nay phân rơm khan hiếm và giá tăng cao là do mưa nhiều, rơm không thể phơi nên lượng phân rơm giảm mạnh. Thêm vào đó là vài năm trở lại đây, sau khi thu hoạch lúa người dân bán rơm cho các doanh nghiệp xuất khẩu sang nước ngoài nên phân rơm ngày càng khan hiếm.

13-44-27_still0307_00002
Nông dân sử dụng nhiều nguyên liệu thay thế phân rơm để giảm giá thành

Xem thêm
Nuôi gà đồi sinh học bán theo con giá nửa triệu đồng

QUẢNG BÌNH Cơ sở này nuôi gà thả đồi thời gian dài 7-8 tháng, thịt gà săn chắc, thơm ngon nên bán lẻ theo con 500.000 - 600.000 đồng/con.

Xuất hiện ổ dịch chó dại mới ở Long Thành

ĐỒNG NAI Tại huyện Long Thành (Đồng Nai) vừa xuất hiện thêm một ổ dịch chó dại mới.

Từ cánh đồng truyền thống đến vùng lúa phát thải thấp

ĐBSCL An Giang và Đồng Tháp đang tạo dấu ấn trong hành trình chuyển đổi sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải thấp, góp phần phát triển nền nông nghiệp xanh, bền vững vùng ĐBSCL.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Chuyện nước mắm, tương, nem chua... và vấn đề amin sinh học

Nhóm nghiên cứu amin sinh học của Học viện Nông nghiệp Việt Nam muốn giúp những sản phẩm lên men truyền thống của người Việt an toàn hơn, giá trị hơn, hướng tới xuất khẩu.

Quảng Ngãi bảo vệ nguồn lợi thủy sản bền vững

Quảng Ngãi xác định phát triển nghề cá theo hướng giảm các ngành nghề tận diệt, tăng nghề thân thiện với môi trường để bảo vệ nguồn lợi thủy sản bền vững.

Đồng Tháp tiếp nhận 6 cá thể sếu đầu đỏ đầu tiên từ Thái Lan

Đồng Tháp Việc chuyển giao và tiếp nhận 6 cá thể sếu đầu đỏ từ Vương quốc Thái Lan về Việt Nam là dấu mốc quan trọng nhằm bảo tồn sếu đầu đỏ.