| Hotline: 0983.970.780

Phao đa năng cứu sinh mạng trẻ!

Thứ Bảy 06/06/2020 , 09:10 (GMT+7)

Dịp lễ, tết, hè, nhiều gia đình, trường học thường tổ chức cho học sinh đi nghỉ mát, tắm biển; trẻ em cũng tự rủ bơi sông, ao, hồ...nguy cơ đuối nước rất cao...

Sản phẩm phao cứu sinh đa năng giúp phòng chống đuối nước cho trẻ em, học sinh hiệu quả. Ảnh: Minh Vương 

Sản phẩm phao cứu sinh đa năng giúp phòng chống đuối nước cho trẻ em, học sinh hiệu quả. Ảnh: Minh Vương 

Ý tưởng từ những thảm họa

Mùa hè thời tiết oi nóng, khiến từ người lớn đến trẻ em ai cũng muốn đến bể bơi, hay ra sông, suối tắm mát giải nhiệt.

Tuy nhiên, mùa hè năm nào ở các tỉnh thành trong nước cũng có những trường hợp trẻ em, học sinh bị đuối nước. Những thông tin buồn, những cái chết thương tâm vì đuối nước vẫn tiếp tục xảy ra, hầu hết đều bắt nguồn từ những nguyên nhân không biết bơi, thiếu sự giám sát của người lớn và thường chủ quan…

“Cứ mỗi lần nghe thông tin những đứa trẻ bị đuối nước, hay những câu chuyện thương tâm về học sinh gặp nạn vì nước thật đau lòng, lại thôi thúc tôi suy nghĩ phải làm một điều gì đó để sớm tìm ra giải pháp giúp cho trẻ em và học sinh có thể tự bảo vệ tính mạng khi có tình huống không may xảy ra!”.

Anh Nguyễn Văn Đàm (ở Q.9, TP.HCM) bắt đầu câu chuyện chia sẻ với PV KTGĐ về ý tưởng của anh đã sáng chế ra những sản phẩm phao cứu sinh đa năng, hay phao hơi giúp nhanh biết bơi rất độc đáo, tiện dụng để giúp cho trẻ em, học sinh, kể cả người lớn thoát nạn đuối nước trong tình huống xấu.

Tác giả sáng chế ra phao cứu sinh đa năng đang trải nghiệm thực tế tính năng hữu dụng của sản phẩm. Ảnh: Minh Vương

Tác giả sáng chế ra phao cứu sinh đa năng đang trải nghiệm thực tế tính năng hữu dụng của sản phẩm. Ảnh: Minh Vương

Quê của Đàm ở xã Nghĩa Tân, huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) hàng chục năm qua không hề có lũ lụt. Chưa một lần tận mắt chứng kiến sức tàn phá của nước lũ, cũng chưa trải nghiệm những tang thương mất mát mà hàng ngàn trẻ em vùng lũ phải chịu đựng.

Tuy nhiên, hình ảnh những đứa trẻ bị nước lũ cuốn trôi trên đường đi học, hay hàng loạt thông tin trẻ gặp nạn đuối nước mỗi khi hè về khiến Đàm luôn day dứt.

Năm 2009, khi tốt nghiệp Đại học Thủy sản Nha Trang, Đàm tìm xuống Cà Mau xin vào việc làm trong một công ty xuất khầu thủy sản. Sau vài năm thấy nếu chỉ làm công ăn lương thì quá đơn giản, khiến Đàm không hài lòng với chính công việc của mình, cần phải tự tìm hướng mới phát triển sự nghiệp làm chủ.

Nghĩ là làm, anh kỹ sư trẻ ngành thủy sản quyết định quay lên Sài Gòn rẽ ngang sang lĩnh vực mới, tự mở hệ thống sản xuất rau sạch xuất khẩu.

Tuy nhiên, thời điểm đó rau sạch lại bí đầu ra vì giá thành cao không cạnh tranh được với rau thường, nếu hạ giá bán thì bị lỗ. Do vậy, một lần nữa Đàm chuyển giao lại quy trình sản xuất rồi chuyển sang phối hợp kinh doanh trong lĩnh vực phân phối thuốc thú y.  

Cũng trong thời gian này, khi nghe báo đài, ti vi và mạng Internet liên tục thông tin nhiều vụ trẻ em, học sinh đuối nước rất thương tâm do sự bất cẩn của người lớn.

Có những gia đình dịp hè dẫn con về quê chơi để con tắm sông bị thiệt mạng rất thương tâm, hay các vụ đuối nước không chỉ xảy ra ở sông, suối, ao hồ...mà còn có thể xảy ra ở ngay tại nhà, nơi làm việc, nhà trường, nhà trẻ...nguyên nhân chính là do các nạn nhân không biết bơi, hoặc không trang bị áo phao.

Độ bền chắc của sản phẩm phao cứu sinh đa năng thể hiện qua chất lượng thực tế. Ảnh: Minh Vương

Độ bền chắc của sản phẩm phao cứu sinh đa năng thể hiện qua chất lượng thực tế. Ảnh: Minh Vương

Đàm tự đặt ra câu hỏi: “Tại sao ngay cả trên các phương tiện tàu, thuyền, phà đều có sẵn áo phao mà thấy mọi người chẳng quan tâm, khi xảy ra sự cố chìm nhiều người vẫn chết. Vậy phải chăng do áo phao quá cồng kềnh và mọi người chủ quan ngại mặc.

Từ đó, tôi suy nghĩ nếu có sản phẩm phao cứu sinh nhỏ gọn, đẹp và dễ sử dụng để trẻ em, người lớn luôn mang theo bên mình thì sẽ rất tiện dụng và bảo đảm an toàn tính mạng!”.

Sản phẩm mang tính nhân văn

Từ suy nghĩ đó, anh bắt đầu lao vào nghiên cứu, tự tìm cơ chế sản xuất phao cứu sinh phải đa chức năng thì mới thu hút được mọi người dùng sản phẩm. Tuy nhiên, từ ý tưởng đến hiện thực hóa là cả một chặng đường khá dài.

Không ít lần tưởng mình sẽ thất bại, nhưng anh lại quyết tâm thực hiện ý tưởng, không phải vì mục tiêu kinh doanh mà vì ý nghĩa sản phẩm rất nhân văn mang lại điều tốt, hữu ích cho xã hội.  

Sau nhiều lần thử nghiệm, cải tiến chiếc phao cứu sinh tự nổi đa năng đầu tiên cũng được hoàn thiện. Ảnh: Minh Vương

Sau nhiều lần thử nghiệm, cải tiến chiếc phao cứu sinh tự nổi đa năng đầu tiên cũng được hoàn thiện. Ảnh: Minh Vương

Lần đầu tiên thử nghiệm phao cứu sinh, Đàm rủ những người bạn mang phao ra sông, biển nhảy ùm xuống nước. Cả “nhà khoa học” lẫn bạn bè đều chìm nghỉm vì chưa tính toán được lượng hơi cần thiết với tỉ lệ phù hợp.

“Quá trình hoàn thiện sản phẩm mất nhiều thời gian, mỗi ngày tôi chỉ chợp mắt khoảng vài tiếng, cứ tỉnh dậy anh lại mày mò nghiên cứu. Sau nhiều lần thử nghiệm, cải tiến chiếc phao cứu sinh tự nổi đa năng đầu tiên cũng được hoàn thiện”, anh Đàm chia sẻ.

Tuy nghiên cứu thành công nhưng Đàm vẫn chưa mỹ mãn bởi sản phẩm còn một số hạn chế cần phải khắc phục, hay giá thành còn hơi cao. Do đó, anh lại tiếp tục lao vào “đánh vật” với công trình để cho ra sản phẩm mới phao giúp nhanh biết bơi.

Vẫn cơ bản với nguyên lý và tính năng cứu sinh như sản phẩm đầu tiên, nhưng sản phẩm này được cải tiến tiện dụng hơn rất nhiều.

Anh Đàm cho biết: “Chiếc phao này được thiết kết khá nhỏ gọn chỉ bằng chiếc điện thoại di động, được xếp đặt trong một con gấu bông nhỏ gọn xinh xinh treo cùng móc chìa khóa, mọi người có thể luôn mang theo bên người như vật dụng trang trí”.

Theo anh Đàm, sản phẩm này giúp người sử dụng tập nhanh biết bơi; đồng thời còn có thể làm gối hơi du lịch và rất dễ sử dụng. Có rất nhiều khách hàng sử dụng các sản phẩm này đã phản hồi rất vui vì tính hữu dụng đa năng của nó.

Sản phẩm hữu dụng cả cho người lớn đi du lịch, tập bơi và làm phao cứu hộ rất hiệu quả. Ảnh: Minh Vương

Sản phẩm hữu dụng cả cho người lớn đi du lịch, tập bơi và làm phao cứu hộ rất hiệu quả. Ảnh: Minh Vương

 Chỉ với chiếc phao đa năng nhỏ xinh nhưng có thể nâng được một người cân nặng đến 50kg nổi trên mặt nước mà không cần tác động của cơ thể. Chất liệu phao được may bằng loại vải tráng chống thấm, đặc biệt giống vải áo phao máy bay nên chất lượng rất tốt, bền đẹp.

Chỉ cần dùng miệng thổi phao phồng lên rồi đeo vào cổ cài dây là thành phao. Khi không dùng nữa tháo ra và gấp lại trong túi nhỏ gọn mang theo bên người sẽ luôn thấy tự tin và yên tâm.

Sản phẩm này, anh hi vọng có thể phòng chống và hạn chế những rủi ro cho trẻ nhỏ hay học sinh khi tiếp xúc với nước. Ngoài ra, sản phẩm cũng hữu dụng cả cho người lớn đi du lịch, tập bơi và làm phao cứu hộ rất hiệu quả. Hiện các sản phẩm phao cứu sinh đa năng này anh đang tiến hành đăng ký quyền bảo hộ và giám định chất lượng.  

Theo Bộ Y tế, tại Việt Nam đuối nước là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 19 tuổi và mỗi năm đuối nước cướp đi sinh mạng của hơn 3.000 trẻ em. Đây thực sự là con số rất xót xa, là gánh nặng đối với an toàn của trẻ và gây tổn thương đến hạnh phúc của rất nhiều gia đình. Tuy nhiên, hiện chỉ có khoảng 30% học sinh tiểu học và THCS biết bơi, trong khi đó tỉ lệ đuối nước chiếm 50% các vụ tai nạn tử vong, thương tích ở trẻ em.

(Kiến thức gia đình số 23)

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm