| Hotline: 0983.970.780

Tăng cường an toàn trường học, phòng chống tai nạn thương tích

Thứ Năm 28/05/2020 , 07:45 (GMT+7)

Sau vụ 18 học sinh Trường THCS Bạch Đằng (quận 3, TP.HCM) bị thương, trong đó một em tử vong do cây phượng đổ, Sở GD-ĐT TP.HCM đã ra văn bản khẩn.

Hiện trường vụ việc cây phượng bật gốc đổ sáng ngày 26/5 tại Trường THCS Bạch Đằng. Ảnh: Tr.Trung.

Hiện trường vụ việc cây phượng bật gốc đổ sáng ngày 26/5 tại Trường THCS Bạch Đằng. Ảnh: Tr.Trung.

Theo đó, yêu cầu các cơ sở giáo dục trên địa bàn rà soát công tác ký kết liên tịch với địa phương nhằm đảm bảo an ninh trật tự, an toàn tại đơn vị. Chủ động, kịp thời có phương án ứng phó trước hiện tượng thời tiết bất thường, thiên tai bão, lũ, lụt... nhằm đảm bảo an toàn cho học sinh, sinh viên.

Đặc biệt, cần kiểm tra, cắt tỉa cành, chăm sóc cây xanh, xử lý thông thoáng hệ thống thoát nước, chống dột trong khuôn viên nhà trường, kiểm tra đảm bảo an toàn hệ thống điện tại các phòng chức năng, phòng học, thực hành, thí nghiệm...

Bên cạnh đó, Sở GD-ĐT TP.HCM cũng yêu cầu các cơ sở giáo dục tiếp tục thực hiện biện pháp phòng chống dịch bệch Covid-19.

Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với chính quyền, tổ chức đoàn thể tại địa phương tổ chức hướng dẫn học sinh tham gia các hoạt động vui chơi lành mạnh, các lớp học bơi, học kỹ năng phòng chống tai nạn đuối nước trong thời gian học sinh, sinh viên nghỉ hè.

Ngày 26/5, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cũng yêu cầu Sở GD-ĐT TP.HCM, các sở GD-ĐT trên toàn quốc cần chỉ đạo ngay các trường liên hệ với đơn vị quản lý môi trường đô thị, cây xanh trên địa bàn tiến hành kiểm tra, cắt tỉa, xử lý cây nguy hiểm có thể gẫy đổ.

Thực hiện nghiêm, đầy đủ các quy định về môi trường giáo dục an toàn, các chỉ đạo về bảo đảm an toàn trường học, phòng chống tai nạn thương tích, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh, giáo viên.

Đại diện UBND TP.HCM thăm hỏi các bé bị nạn tại BV Nhi đồng 2. Ảnh: Ng.Th.

Đại diện UBND TP.HCM thăm hỏi các bé bị nạn tại BV Nhi đồng 2. Ảnh: Ng.Th.

Bác sĩ Nguyễn Cát Phương Vũ, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố khuyến cáo, khi trời mưa, các em học sinh nên di chuyển vào lớp, không xuống dưới sân, hay đứng dưới các gốc gây, không chạy giỡn dưới trời mưa.

Đặc biệt lúc ra về, khi gặp mưa to, gió lớn, các em nên đứng trong khu vực an toàn của trường để đợi phụ huynh đến đón, không tự động ra về hay ra khỏi trường.

Theo bác sĩ Vũ, vào mùa mưa, trường nên tiến hành kiểm tra tất cả các vấn đề có thể gây nguy hại cho học sinh, như gốc cây, các vật dụng và ngay cả những cửa sổ, đường dây điện… Mỗi tiết sinh hoạt lớp, giáo viên nên thường xuyên nhắc nhở các em tránh những sự việc đáng tiếc xảy ra.

Liên quan đến tình trạng sức khỏe của các em học sinh bị nạn trong vụ cây phượng bật gốc đổ, đến trưa ngày 27/5, ThS.BS Huỳnh Minh Thu, Trưởng phòng kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM cho biết, 8 học sinh được đưa vào bệnh viện cấp cứu sau vụ tai nạn cây phượng bật gốc đã ổn định tâm lý, trong đó 4 em xây xát nhẹ, tỉnh táo được điều trị ngoại trú, hai em được theo dõi tại Khoa Ngoại thần kinh và có thể xuất viện trong ngày 28/5.

Riêng hai trường hợp nặng đã được phẫu thuật là bé N.L.H.M. (sinh năm 2008), bị gãy xương cẳng tay phải, chấn thương cột sống, chấn thương bụng kín; Bé T.K.H. bị gãy xương đùi, gãy xương cẳng chân trái – chấn thương bụng kín đã được phẫu thuật kết hợp xương bằng phương pháp đóng đinh nội tủy.

Một học sinh đã được phẫu thuật tại BV Sài Gòn ITO. Ảnh: H.L.

Một học sinh đã được phẫu thuật tại BV Sài Gòn ITO. Ảnh: H.L.

Còn tại Bệnh viện Sài Gòn ITO, bác sĩ Nguyễn Thanh Tâm, Giám đốc bệnh viện này cho biết, bệnh viện tiếp nhận 4 bé chuyển từ trường THCS Bạch Đằng trong tình trạng cấp cứu, trong đó có một bé bị xây xát nhẹ đã khám và được cho về còn ba bé rất nặng. 

“Ngay sau khi tiếp nhận, bệnh viện đã kích hoạt hệ thống báo động đỏ kịp thời, huy động toàn bộ ê kip xử lý giúp các bé thoát khỏi tình trạng nguy kịch.

Sau đó, bệnh viện đã tiến hành hội chẩn liên viện với Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình để lên kế hoạch phẫu thuật cấp cứu cho 3 bé. Hiện các bé đã ổn định và bắt đầu ăn uống lại được”, bác sĩ Tâm cho biết.

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất