| Hotline: 0983.970.780

Phát điên vì lạm dụng thuốc

Thứ Năm 22/03/2012 , 08:58 (GMT+7)

Thời gian này hàng năm, số bệnh nhân là học sinh đến khám tâm thần lại tăng đáng kể. Một nguyên nhân chính là lạm dụng thuốc tăng trí nhớ.

Lạm dụng thuốc bổ não vào mùa thi dễ gây nên hậu quả khó lường. (Ảnh minh họa)

Trên ghế đá, cậu thanh niên ngơ ngác ngước nhìn lên trời, đôi mắt vô hồn. Bên cạnh, người mẹ thẫn thờ, xót xa nhìn con, đôi mắt trũng sâu, thâm quầng vì nhiều đêm không ngủ.

Đã bao ngày qua, chị Phương sống trong sự day dứt vì chính mình đã khiến con bị bệnh. Tai chị như ù đi khi nghe bác sỹ kết luận: con trai chị bị mắc chứng rối loạn tâm thần tập trung do lạm dụng quá nhiều thuốc bổ.

Ma trận thuốc bổ

Cầm trong tay một tập giấy hướng dẫn sử dụng các loại thuốc bổ, nước mắt rưng rưng, lòng nghẹn đắng, chị kể lại câu chuyện đáng buồn của mình.

Từ sau Tết, nghe các chị em trong cơ quan bàn tán xôn xao về việc chỉ còn vài tháng nữa là đến mùa thi của các con, chị Phương cũng trở nên sốt ruột hơn. Nghe mọi người mách nước, chị quyết tâm lùng sục các loại biệt dược được cho là có chức năng bổ não, tăng cường trí nhớ cho cậu con trai đang chuẩn bị “vượt vũ môn” của mình.

“Trồng cây bao năm rồi, bây giờ sắp đến mùa hái quả nên phải đầu tư! Hơn nữa, cháu lại thi khối C với khối kiến thức đồ sộ phải học thuộc lòng nên việc tìm cách giúp cháu tăng cường trí nhớ là vô cùng cần thiết,” chị Phương chia sẻ.

Nói là làm, ngày ngày chị dạo qua các cửa hàng, ghé thăm các diễn đàn mạng để tìm kiếm thuốc bổ cho con. Từ hàng nội đến hàng ngoại với đủ các dạng thức, mẫu mã từ viên nang, viên nén đến sâm nước,… chị đều cố gắng “sưu tập” đủ.

Không chỉ có vậy, hàng ngày, chị tự kê đơn cho con uống. Với phương châm uống càng nhiều thuốc bổ, con càng thông minh, nên không ít lần, chị đã cho con uống phối hợp gần chục loại thuốc một lần, đủ cả “đông-tây y kết hợp".

Sau một thời gian, “việc cải thiện trí nhớ đâu chẳng thấy, tôi chỉ thấy con mình ngày càng có nhiều biểu hiện bất thường. Nhìn cháu lúc nào cũng ngơ ngác, lơ đễnh, ăn uống kém hẳn đi và giấc ngủ cũng chập chờn. Có khi đang đêm, cháu choàng tỉnh dậy, ngồi khóc một mình hoặc lọ mọ đi khắp nhà xếp dọn đồ đạc,” chị kể.

Giọng chị trùng xuống, trĩu nặng ưu tư. “Trước cháu sống tình cảm lắm, nhưng thời gian này, cháu rất hay cáu gắt, hậm hực và giữ thái độ xa cách với các thành viên khác trong gia đình,” chị Phương xót xa nói.

Rồi đến một ngày, gia đình chị thực sự hoảng hồn khi nhận được điện thoại của cô giáo thông báo, đang trong giờ học, cháu bỗng đứng bật dậy, hét ầm lên rồi ngã ra giữa lớp, vật vã mê sảng. Nghe bác sỹ kết luận tình trạng bệnh của con, đôi chân chị như muốn khuỵu, mắt nhòa lệ, thương con và giận chính mình.

Ẩn họa khó lường từ việc dùng bừa

Hiện nay, không ít người có thói quen sử dụng thuốc bổ khi cảm giác là mình có vấn đề về sức khỏe. Hay cũng có khi, người ta uống thuốc đơn giản vì nghĩ rằng nó bổ mà không ý thức được rằng, đó cũng là con dao hai lưỡi. Nó sẽ gây hại khi người dùng sử dụng không đúng cách.

Theo bác sỹ Lý Trần Tình (Bệnh viện Tâm thần Hà Nội): “Việc lạm dụng thuốc bổ sẽ dẫn đến hội chứng tâm thần rối loạn tập trung.”

Bác sỹ Tình cho biết, một số loại thuốc bổ thần kinh phổ biến hiện nay mà người tiêu dùng hay sử dụng như Ritalin, Nootropin,… hoàn toàn không phải là “thần dược,” không có công dụng bổ não như mọi người vẫn lầm tưởng.

Thực chất, đó là loại thuốc kích thích làm tăng hoạt động của não trong thời gian sử dụng thuốc, khiến người dùng có cảm giác hưng phấn. “Ví dụ, người uống amphetamine ban đầu sẽ cảm thấy rất khỏe khoắn, làm các công việc trí óc một cách say mê và thậm chí, có thiên hướng sáng tạo mạnh mẽ. Tuy nhiên, thực chất, người đó đã rơi vào tình trạng rối loạn hưng phần với tình trạng gia tăng hoạt động,” bác sỹ Tình phân tích.

Mặt khác, phần lớn các loại thuốc nằm trong danh mục thuốc bổ não đó đều có khả năng gây nghiện rất cao. Nếu sử dụng liên tục và không theo đúng hướng dẫn, phác đồ điều trị của bác sỹ chuyên khoa thần kinh, tâm thần thì người sử dụng rất dễ bị lệ thuộc vào thuốc.

Trong trường hợp kéo dài tình trạng này, sẽ gây nên hội chứng tâm thần rối loạn tập trung với những biểu hiện cụ thể như: mất ngủ, rối loạn giấc ngủ, rối loạn hành vi và tư duy,….

Bác sỹ Lý Trần Tình cũng cho biết thêm, hàng năm, cứ vào khoảng từ tháng 4 đến tháng 6, số lượng các bệnh nhân ở lứa tuổi học sinh, sinh viên tại khoa khám bệnh của Bệnh viện Tâm thần Hà Nội lại tăng lên đáng kể so với ngày thường. Đó đa phần là những trường hợp bệnh nhân gặp phải tâm lý áp lực thi cử nặng nề.

“Đáng lo ngại hơn, đối với không ít trường hợp bệnh nhân ở lứa tuổi này, chúng tôi đã phải đề ra phương án điều trị như bệnh nhân tâm thần thật sự,” bác sỹ Tình chia sẻ.

Trước thực trạng ấy, bác sỹ Lý Trần Tình cũng khuyến cáo các bậc phụ huynh không nên tùy tiện cho con mình sử dụng các loại dược phẩm nhằm ổn đinh thần kinh mà không có sự chỉ dẫn, kê toa của các bác sỹ chuyên khoa.

“Mùa thi đang đến gần. Các bậc phụ huynh nóng lòng cũng là điều dễ hiểu. Nhưng đừng vì thế mà lạm dụng các loại thuốc bổ, dẫn đến tình trạng phản tác dụng, gây nên những hậu quả đáng tiếc,” bác sỹ Tình nhấn mạnh.

(Theo Vietnam+)

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm