| Hotline: 0983.970.780

Phát hiện hóa thạch loài nhện đuôi dài cổ xưa

Thứ Hai 12/02/2018 , 19:41 (GMT+7)

Hai nhóm nhà khoa học đã thông báo về việc phát hiện một "mắt xích bị mất tích" của chủng loài nhện có đuôi tương đối giống với loài bọ cạp.

Chúng được bảo quản một cách hoàn hảo trong hổ phách tại những khu rừng ở khu vực Đông Nam Á và có niên đại ít nhất 100 triệu năm. 

Loài nhện mới được phát hiện rất nhỏ bé, chỉ dài khoảng 6mm, một nửa trong đó là chiều dài của đuôi

Trong những nghiên cứu cùng được xuất bản trên tạp chí Nature Ecology and Evolution, một nhóm nhà khoa học cho rằng các cơ quan sinh dục đực và bộ phận tạo tơ của sinh vật trên khá giống với loài nhện. Tuy nhiên, một nhóm nhà khoa học khác lại nhấn mạnh phần đuôi dài và cơ thể phân đốt thể hiện sinh vật có tên khoa học Chimerarachne yingi này thuộc về thời kỳ xa xưa hơn rất nhiều thời cổ đại và đã tuyệt chủng từ cách đây ít nhất 380 triệu năm. 

Cả hai nhóm các nhà khoa học đều đồng ý rằng sinh vật Chimerarachne yingi này đã giúp làm đầy khoảng trống chuỗi tiến hóa của gần 50.000 loài nhện nhả tơ và bẫy mồi trên toàn thế giới ngày nay. Theo nhà cổ sinh học Bo Wang từ Học viện Khoa học Trung Quốc ở thành phố Nam Kinh, là tác giả của nghiên cứu này, sinh vật mới được phát hiện là mắt xích bị thiếu giữa loài Uraraneida cổ đại có sự tương đồng với loài nhện nhưng lại có đuôi, không có cơ quan nhả tơ và loại nhện ngày nay vốn không có đuôi. Ông cho biết sinh vật Chimerarachne yingi trên có nhiều điểm tương đồng với loại nhện có 8 chân ngày nay. Sinh vật mới được phát hiện này rất nhỏ bé, có chiều dài cơ thể khoảng 6mm, trong đó một nửa là chiều dài của đuôi. 

Đáng chú ý, loài vật mới chưa hoàn toàn xác định được chính xác này, được phát hiện cùng lúc bởi hai nhóm các nhà khoa học, trong đó mỗi nhóm đều đào được hai mẫu vật được bảo quản trong các giọt hổ phách trong mờ. Trùng hợp hơn nữa, cả hai nhóm cùng công bố phát hiện của mình trên cùng một tạp chí và tòa soạn đã cho xuất bản hai phát hiện cùng nhau.

Theo nhà khoa học Paul Selden thuộc trường Đại học Kansas, các bộ phận nhả tơ của nhện được sử dụng cho nhiều chức năng như bọc trứng, tạo hang và tạo võng để ngủ, thậm chí chỉ là để lại các dấu vết. Sinh vật Chimerarachne yingi cũng có phần phụ giống càng cua được gọi là chân nhện sử dụng để di chuyển tinh trùng vào con cái khi giao phối, đây là dấu hiệu đặc trưng của tất cả các loài nhện. Phần đuôi giống roi cũng được biết như đốt cuối bụng của động vật chân khớp, có thể phục vụ cho một giác quan. 

Một nhóm các nhà khoa học cho rằng loài nhện Chimerarachne yingi này đã tuyệt chủng từ cách đây ít nhất 380 triệu năm

Ngược lại, loài nhện ngày nay sử dụng tơ để chăng tơ thành mạng để theo dõi các thay đổi của môi trường xung quanh chúng, ngoài ra, loài nhện ngày nay còn có nọc độc. Tuy nhiên, cả hai nhóm nhà khoc học đều không khẳng định Chimerarachna yingi có thể gây độc cho con mồi hay không. 

Các mẫu vật của sinh vật mới này được tìm thấy trong các khu rừng ở Myanmar, nơi sản xuất gần 10 tấn hổ phách mỗi năm. Theo các nhà khoa học, hổ phách là điều kiện rất quan trọng để có thể lần theo dấu vết những tổ tiên của loài nhện bởi lẽ nhện có cơ thể mềm và không có xương, do đó chúng không bị hóa thạch mà chỉ trong những môi trường đặc biệt như hổ phách, các nhà khoa học mới có thể tìm ra chúng.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Bí quyết để TP.HCM đạt tỷ lệ tiêm phòng dại trên 90%

Từ đầu năm đến nay, TP.HCM vẫn chưa xuất hiện một ổ bệnh dại nào nhờ tỷ lệ tiêm phòng dại cho chó mèo luôn ở mức rất cao trong những năm qua.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm