| Hotline: 0983.970.780

Phát huy hiệu quả mô hình NTM

Thứ Tư 27/10/2010 , 11:06 (GMT+7)

Về ý kiến cho rằng không bán đất nông nghiệp thì đố mà xây dựng được NTM. Làm như vậy thì nhiều nơi còn đâu đất để mà xây dựng NTM?

2. Vấn đề lớn nhất của toàn cầu là: (i) an ninh lương thực trong tình hình nhu cầu ngày càng tăng mà đất ruộng lại ngày một thu hẹp do phát triển đô thị, khu công nghiệp và sân golf; (ii) biến đổi khí hậu toàn cầu, ngày càng diễn biến phức tạp vừa làm giảm diện tích sản xuất lúa, vừa tạo ra điều kiện ngày một khó khăn cho sản xuất lúa; và (iii) cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính. Tất cả đều không phải nông dân gây ra, nhưng người nông dân phải hứng chịu hậu quả sớm nhất, nhiều nhất, và nặng nề nhất.

>> Phát huy hiệu quả mô hình NTM

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã cho rằng an ninh lương thực nói riêng và nông nghiệp nói chung  ở Việt Nam ta đã làm giảm tối thiểu tác hại đến Việt Nam từ khủng hoảng kinh tế thế giới từ phố Wall bên Mỹ. Các nhà khoa học và giới quan chức cùng có nhận thức đúng đắn như trên, đã thể hiện bằng những bài phát biểu và bài viết với nội dung là người nông dân đều phải hứng chịu sớm nhất và nhiều nhất những hậu quả do các nước phát triển, do tầng lớp những người có thu nhập cao ngất gây ra. Thế nhưng, quá trình khắc phục những hậu quả  trên lại do những người nông dân đứng hàng đầu.  

3. Mặc dầu đã có Nghị quyết VII của Đảng ta rõ ràng và công bằng đối với nông dân, nhưng vẫn còn có những nhận thức và việc làm không theo tình thần Nghị quyết VII. Sau khi Nghị VII ban hành, một số ký giả và chuyên gia kinh tế còn cho rằng cần gì phải bắt nông dân VN oằn mình làm để tăng sản lượng lúa cho xuất khẩu đến 6 triệu tấn gạo, mình đâu có chức  năng lo an ninh lương thực cho toàn thế giới? Sao không đầu tư phát triển các ngành khác thu lời nhiều mà đầu vào ít, như du lịch, sản xuất phần mềm máy tính...?

TS Trần Văn Đạt, chuyên gia của FAO ở Italia, nay nghỉ hưu ở Mỹ, sau khi tìm hiểu tình hình ở quê nội là tỉnh Tiền Giang và quê ngoại ở Vĩnh Long thuộc ĐBSCL cũng nhận thấy ở nhiều nơi hiện ta chưa có hoạt động kinh tế nào hơn tăng năng suất và tăng vụ lúa gạo, giảm sản xuất lúa gạo ở ĐBSCL là giảm thu nhập của nông dân vốn đã rất nghèo khó, vì làm mầu thì vừa khó bán, vừa khó bảo quản. Hơn nữa, tình hình biến đổi khí hậu toàn cầu ngày một ác liệt, và hiện lụt bão đang xẩy ra ở Bắc Trung bộ càng làm cho chúng ta thấy càng cần phải  phát triển sản xuất lúa gạo để an ninh lương thực trong những thập kỷ tới.  

Liên quan đến vấn đề làm 3 vụ lúa ở ĐBSCL, trước đây mấy năm có khuyến cáo chỉ nên làm 2 vụ lúa, đến nay có nơi khuyến khích làm 3 vụ, thì tỷ lệ diện tích 3 vụ lúa vẫn nằm trong khoảng 20-25% ở nơi có điều kiện, hay người nông dân đã lựa chọn nơi nào tăng vụ lúa có lợi, mà sự lựa chọn của nông dân trải qua hàng mấy thập kỷ là sự lựa chọn khách quan, có trách nhiệm cao.            

Để  mô hình NTM phát huy tác dụng nhanh hơn, sâu rộng hơn, đến hàng ngàn xã trong cả nước, tôi xin đề xuất thêm:            

+ Về tiêu chí, những mô hình mở rộng do địa phương tự thực hiện,  không nhất thiết phải làm đủ 19 tiêu chí, số tiêu chí có thể tăng giảm tùy điều kiện. Hơn nữa, thứ tự ưu tiên thời gian thực hiện cũng có thể thay đổi cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. Có thể xây dựng mô hình NTM “vệ tinh” xung quanh mô hình NTM chính với những tiêu chí ít hơn, hay nhẹ hơn.

Về ý kiến cho rằng không bán đất nông nghiệp thì đố mà xây dựng được NTM. Làm như vậy thì nhiều nơi còn đâu đất để mà xây dựng NTM?
Cũng nên khảo sát và giới thiệu những mô hình NTM đã có ở các địa phương, và đưa vào "chuỗi" NTM. Tốt nhất là liên tục giới thiệu được kết quả tốt nào đó trong hoạt động xây dựng mô hình NTM. Viện Lúa ĐBSCL tham gia xây dựng mô hình NTM ở xã Định Hòa (Gò Quao, Kiên Giang), về giống lúa và nấm xanh trừ rầy nâu sản xuất tại nông hộ đã có kết quả phát huy ra diện rộng. Được biết, đã có một số nơi chỉ trông chờ tiền trên rót xuống, như vốn xây dựng cơ sở hạ tầng, đến nay chưa nhận được tiền, chưa có hoạt động có kết quả, mà đã có các đoàn tham quan đến.

+ Về điều hành vĩ mô, cần điều chỉnh chính sách sao cho công bằng giữa nông nghiệp và công nghiệp, giữa nông thôn và thành thị, tựa như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa nói sẽ xóa bỏ mọi ưu tiên cho các doanh nghiệp. Và sẽ khắc phục được tình trạng sự quan tâm đến nông nghiệp chỉ nhằm vào đất nông nghiệp có giá “bèo” để đô thị hóa, công nghiệp hóa.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Hà Nội có hơn 2.700 sản phẩm OCOP, nhiều nhất cả nước

Tính đến tháng 4/2024, 63 tỉnh/thành trên phạm vi toàn quốc đã đánh giá, phân hạng được 12.075 sản phẩm OCOP, trong đó Hà Nội có 2.711 sản phẩm, chiếm số lượng nhiều nhất.