| Hotline: 0983.970.780

Phát triển gà giống bản địa

Thứ Tư 19/12/2012 , 14:19 (GMT+7)

Hiện nay phong trào nuôi gà nòi giống bản địa (gà ta) ở Bến Tre phát triển rất mạnh, đem lại nguồn thu nhập khá ổn định, nhưng tập trung nhiều ở huyện Chợ Lách và Bình Đại.

Ông Phan Văn Khổng, GĐ Trung tâm Khuyến nông Bến Tre, cho biết: Hiện nay phong trào nuôi gà nòi giống bản địa (gà ta) ở Bến Tre phát triển rất mạnh, đem lại nguồn thu nhập khá ổn định, nhưng tập trung nhiều ở huyện Chợ Lách và Bình Đại.

Có thể nói đây là mô hình rất hiệu quả của người dân Bến Tre. Vùng đất này rất thích hợp cho loại gà nòi giống bản địa, do nó có tính thích nghi cao, sức đề kháng bệnh tốt và mau tăng trọng. Chính vì vậy Bến Tre là vùng có nguồn gà giống bố mẹ tốt cung cấp cho các tỉnh ĐBSCL. Những năm qua ngành nông nghiệp tỉnh rất khuyến khích mô hình này.

Nuôi gà nòi giống bản địa vừa có thêm nguồn thực phẩm cho gia đình, vừa góp phần tăng trưởng cho ngành chăn nuôi. Mô hình rất đơn giản, phù hợp cho những hộ nông nhàn ở thôn quê, hoặc những người cao tuổi có thể tham gia nuôi. Gà trống nuôi thả lang trong vườn dừa hoặc rào lưới, chi phí đầu tư thấp mà mang lại hiệu quả không thua gì so với nuôi heo.

Ngoài những loại gà nòi giống bản địa tốt, gần đây phong trào nuôi gà kiểng (gà tre) cũng phát triển mạnh không thua kém gì. Giống gà này được lai tạo phục vụ người chơi gà cảnh vì nó có dáng vóc đẹp, màu lông rực rỡ, nhanh nhẹn, giá trị cao.

Có thể nói mô hình nuôi gà nòi và gà kiểng phát triển mạnh ở Bến Tre đã làm tăng giá trị đàn gà giống ở ĐBSCL và cho thu nhập cao gấp nhiều lần so với nuôi gà thông thường ở các tỉnh khác.

Xem thêm
Vì đâu cơ sở giết mổ lớn phải 'đắp chiếu', hoạt động cầm hơi?

Cũng phần lớn là giết mổ nhỏ lẻ nhưng nay ở Trung Quốc giết mổ không đăng ký là phạm pháp. TS Nguyễn Xuân Dương - Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam thông tin.

Phát hiện ổ dịch lở mồm long móng tại Thanh Hóa

Cơ quan chức năng đã tiến hành tiêu hủy 30 con lợn, tổng khối lượng hơn 600kg để ngăn chặn tình trạng lây lan dịch từ lợn bệnh sang lợn khỏe.

Khởi sắc mía đường: [Bài 3] Hơn 10 năm thoát nghèo nhờ cây mía

SƠN LA Gắn bó với vùng đất khó Chiềng Lương hơn 10 năm qua, cây mía dù trải qua nhiều thăng trầm nhưng là cây trồng kiên trì bám trụ, giúp bà con nơi đây thoát nghèo.

Làm nông nghiệp kiểu Quảng Tây: 'Nói chuyện' với cây trồng

QUẢNG NINH Với công nghệ thông minh, nông dân tại Quảng Tây (Trung Quốc) hoàn toàn có thể 'nói chuyện' với cây trồng để bắt bệnh.

Bình luận mới nhất