| Hotline: 0983.970.780

Phát triển nông nghiệp bền vững vùng khan hiếm nước

Thứ Hai 07/03/2011 , 09:53 (GMT+7)

Ninh Thuận và Bình Thuận là 2 tỉnh khô hạn nhất nước, lượng mưa trung bình từ 500-1.000mm/năm, nên đang xảy ra tình trạng hoang mạc hoá và sa mạc hoá ở nhiều nơi trong vùng, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn biến khó lường.

Đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ độc lập cấp nhà nước: “Nghiên cứu ứng dụng đồng bộ các giải pháp khoa học và công nghệ nhằm phát triển bền vững kinh tế-xã hội-môi trường vùng khan hiếm nước Ninh Thuận và Bình Thuận phòng chống hoang mạc hóa” (Mã số: ĐTĐL.2008G/05; Thời gian thực hiện từ tháng 4/2008 đến tháng 3/2011; Cơ quan chủ trì: Viện Tài nguyên nước và Môi trường Đông Nam Á; Chủ nhiệm đề tài: GS.TS Ngô Đình Tuấn) đã tiến hành nhằm nghiên cứu tổng hợp tình trạng khan hiếm nước, khô hạn ở 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp đồng bộ nhằm khắc phục tình trạng nói trên.

Trong đó có dự án: “Xây dựng mô hình mẫu phát triển bền vững kinh tế nông nghiệp” trên diện tích 6ha ở vùng đất xám bạc màu, nghèo dinh dưỡng, khô hạn theo công nghệ sản xuất quả hữu cơ kết hợp với công nghệ tưới hiện đại tại thôn 2, xã Nhị Hà, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Loại cây được lựa chọn là thanh long, một loại cây thích hợp với khí hậu khô hạn. Đồng thời, mô hình là nơi trình diễn công nghệ mới tưới nhỏ giọt, tiết kiệm nước và nâng cao hiệu quả nước tưới để nông dân trong vùng đến tham quan học tập, từ đó nhiều nhà nông có thể áp dụng mở rộng sản xuất cây thanh long hữu cơ trên vùng đất xám bạc màu, nghèo dinh dưỡng và khô hạn thành vùng sản xuất thanh long hàng hoá là một đề tài nhánh nằm trong Đề tài độc lập cấp Nhà nước nói  trên.

Sau gần 3 năm thực hiện đề tài, mô hình mẫu đã cho kết quả rõ rệt. Trên cơ sở tổng hợp các ý kiến đóng góp của người dân và cơ quan khuyến nông, cơ quan chủ trì đề tài đề xuất với chính quyền địa phương nơi đang tiến hành dự án xây dựng cơ chế chính sách và tham gia của cộng đồng nhằm duy trì và nhân rộng mô hình mẫu ra các địa phương trong vùng, góp phần xoá đói giảm nghèo và ứng phó với biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng khốc liệt ở một số vùng thuộc miền Nam Trung bộ nước ta.

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Xuất khẩu lô thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo

BẮC NINH Công ty CP Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, thuộc Hùng Nhơn Group vừa tổ chức Lễ xuất khẩu lô hàng thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.