| Hotline: 0983.970.780

Phát triển OCOP theo chuỗi giá trị từng địa phương

Thứ Sáu 03/11/2023 , 09:39 (GMT+7)

AN GIANG An Giang đặt mục tiêu đến 2025, phấn đấu có thêm 170 sản phẩm OCOP được công nhận đạt 3 sao trở lên, trong đó 10 sản phẩm OCOP đạt 5 sao cấp quốc gia.

Sản phẩm OCOP giúp nâng cao giá trị đặc sản địa phương. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Sản phẩm OCOP giúp nâng cao giá trị đặc sản địa phương. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Khơi dậy tiềm năng của địa phương

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được xem là trọng tâm trong phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị. OCOP cũng là giải pháp và nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, góp phần xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

Đến nay, An Giang đã xây dựng được 92 sản phẩm OCOP, còn khá khiêm tốn so với gần 10.000 sản phẩm của cả nước. Tuy nhiên, theo Phó Chánh Văn phòng điều phối xây dựng NTM tỉnh An Giang Phạm Thái Bình, đối với từng sản phẩm OCOP, tỉnh và các địa phương đều thực hiện kỹ quy trình hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá, đảm bảo đạt các tiêu chí theo quy định, chú trọng hiệu quả, chất lượng thay vì chạy theo số lượng.

Định hướng này tiếp tục được tỉnh thực hiện trong giai đoạn đến năm 2025. Theo đó, An Giang sẽ phát triển sản phẩm OCOP có thương hiệu, theo chuỗi giá trị dựa trên thế mạnh, lợi thế về nguyên liệu các địa phương, đặc biệt là các đặc sản, sản phẩm làng nghề và dịch vụ du lịch cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn, bảo đảm hệ sinh thái bền vững.

Các địa phương phát huy tính chủ động, sáng tạo, tinh thần hợp tác của các chủ thể kinh tế và cộng đồng để phát triển sản phẩm OCOP. Từ đó sản phẩm OCOP đáp ứng được các yêu cầu của thị trường, tạo việc làm và nâng cao thu nhập của người dân khu vực nông thôn.

An Giang sẽ phát triển sản phẩm OCOP có thương hiệu, theo chuỗi giá trị dựa trên thế mạnh, lợi thế về nguyên liệu của các địa phương. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

An Giang sẽ phát triển sản phẩm OCOP có thương hiệu, theo chuỗi giá trị dựa trên thế mạnh, lợi thế về nguyên liệu của các địa phương. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Việc tiếp tục triển khai hiệu quả chương trình OCOP nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề và du lịch nông thôn.

Đồng thời, bảo tồn các giá trị văn hóa, bảo vệ cảnh quan môi trường nông thôn và chuyển đổi số, góp phần hoàn thiện một số chỉ tiêu, tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới một cách bền vững tại địa phương. Trong đó, chú trọng phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, đặc biệt ưu tiên phát triển HTX, doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm phát huy sản phẩm đặc trưng, truyền thống, dịch vụ có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu của thị trường và người tiêu dùng.

Nâng cao giá trị

Ông Nguyễn Sĩ Lâm, Giám đốc Sở NN-PTNT An Giang cho biết, tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2025, phấn đấu có thêm 170 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên, trong đó phấn đấu có thêm 10 sản phẩm OCOP đạt 5 sao cấp quốc gia. Đồng thời, củng cố và nâng cấp ít nhất 20% sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng; ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP gắn với thương hiệu sản phẩm, phát triển dịch vụ du lịch nông thôn.

An Giang phấn đấu ít nhất có 30% chủ thể OCOP là HTX, 30% chủ thể là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Có ít nhất 30% chủ thể OCOP xây dựng được chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn, OCOP xanh gắn với vùng nguyên liệu ổn định; ít nhất 30% làng nghề truyền thống có sản phẩm OCOP, góp phần bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống.

An Giang đặt mục tiêu đến 2025, phấn đấu có thêm 170 sản phẩm OCOP được công nhận đạt 3 sao trở lên, trong đó 10 sản phẩm OCOP đạt 5 sao cấp quốc gia. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

An Giang đặt mục tiêu đến 2025, phấn đấu có thêm 170 sản phẩm OCOP được công nhận đạt 3 sao trở lên, trong đó 10 sản phẩm OCOP đạt 5 sao cấp quốc gia. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đến năm 2025, tỷ lệ lao động được đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ phù hợp làm việc tại các chủ thể OCOP đạt tối thiểu 20%; phấn đấu có ít nhất 40% chủ thể OCOP là nữ, ít nhất 20% chủ thể OCOP là người dân tộc thiểu số điều hành hoạt động sản xuất - kinh doanh. Bên cạnh đó, 100% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hàng hiện đại (hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, sàn thương mại điện tử).

Trong triển khai chương trình OCOP, nhà nước giữ vai trò kiến tạo, ban hành cơ chế, chính sách thực hiện định hướng phát triển trục sản phẩm đặc sản địa phương, tạo các vùng nguyên liệu để sản xuất hàng hoá, phát triển dịch vụ. Song song đó tăng cường quản lý và giám sát tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm. Đồng thời, hỗ trợ về tín dụng, đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học - công nghệ, xây dựng thương hiệu, bảo hộ sở hữu trí tuệ, xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm OCOP.     

                                     

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Cách làm hay ở Bắc Giang [Bài 1]: Cán bộ làm gương

Khéo léo tuyên truyền vận động nhân dân, sáng tạo trong cách làm, xã Xuân Cẩm đã thực hiện được tiêu chí khó trong xây dựng NTM nâng cao, đó là hiến đất '0 đồng'.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm