| Hotline: 0983.970.780

Phố thị về quê

Thứ Ba 31/12/2013 , 10:38 (GMT+7)

Sau 2 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, cảnh phố thị đã hiện diện ở nhiều vùng quê của tỉnh Vĩnh Long.

Sau 2 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, cảnh phố thị đã hiện diện ở nhiều vùng quê của tỉnh Vĩnh Long. Với số tiền 200.000 đồng/ha bán đồng lúa đã thu hoạch cho các chủ vịt thả vịt chạy đồng, bà con đã góp lại lắp đèn chiếu sáng đường nông thôn.

Khi màn đêm vừa buông xuống, trên những con đường nông thôn ở xã vùng sâu Thới Hòa, Tích Thiện… của huyện Trà Ôn không còn tối om như trước. Bà Trần Thị Cúc, ấp Tường Nghĩa, xã Thới Hòa (Trà Ôn) nói: Bây giờ, bà con chúng tôi không phải cầm đèn, đốt đuốc mỗi khi qua nhà hàng xóm lúc trời tối hay đêm khuya; cũng chẳng còn thấp thỏm lo sợ tình trạng mất gà, trộm chó hay giựt dọc trên đường như ngày trước. Từ khi xã vận động bà con đóng góp tiền lắp đèn đường tới nay bữa nào chị em chúng tôi cũng tập trung đi tản bộ, hít thở khí trời trong lành, có lợi cho sức khỏe.


Đường đèn chiếu sáng do người dân ở xã Thới Hòa đóng góp

Ông Nguyễn Văn Hai, ấp Tường Thọ, xã Thới Hòa, nói: Tôi canh tác gần 1 ha đất trồng lúa, mỗi mùa bán đồng sau thu hoạch cho vịt chạy đồng được gần 200.000 đồng, hùn vào làm đèn đường đâu có mất mát gì. Từ khi có đèn đường tới nay, tình hình an ninh trật tự ở địa phương cũng giảm rõ rệt.

Ông Nguyễn Thanh Nhã, Bí thư  Đảng ủy xã Tích Thiện (Trà Ôn), chia sẻ: Khi vận động bà con đóng góp kinh phí lắp hệ thống đèn chiếu sáng thì Ban Chỉ đạo NTM của xã đã phân tích giá trị thiết thực của việc làm đèn đường.

Theo đó, tuyến đường ấp Phú Quới dài 1,7 km với 80  hộ dân đang sinh sống, mỗi gia đình đóng góp 150.000 đồng/hộ, tổng kinh phí là 20,5 triệu đồng. Khi đó họp dân lấy ý kiến, bà con đồng thuận rất nhiệt tình. Hiệu quả phát huy ngay, an ninh trật tự tăng lên đáng kể, đi lại trong đêm thuận lợi và an toàn.

Ông Nguyễn Anh Thư, Phó Chủ tịch UBND xã Thới Hòa (Trà Ôn), cho biết: Lúc phát động phong trào đóng góp lắp đèn chiếu sáng được bà con ủng hộ thì địa phương xem đó là bước tiến mới. Các đèn được mắc với nhau một đường dây riêng do ngành điện kéo và có một cầu dao tổng, khi bật cầu dao thì tất cả hệ thống đèn đều sáng rực lên.

 Tùy từng ấp, số lượng người dân có ruộng nhiều hay ít mà đóng góp mỗi hộ từ 150.000 - 250.000 đồng. Hiện tại, toàn xã Thới Hòa đã có trên 6 km đèn đường do bà con tự đóng góp.

Ông Ôn Thanh Ngân, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Trà Ôn, cho biết: Trên địa bàn huyện đã có nhiều địa phương vận động được người dân tự làm đèn chiếu sáng từ số tiền bán đồng vừa thu hoạch cho vịt chạy đồng. Theo đó, chủ vịt chạy đồng muốn cho vịt vào ruộng ăn lúa sót, lúa rụng thì phải trả chủ đất 20.000 đồng/công.

Phong trào “đèn trước ngõ, mõ trong nhà” đã phát huy tác dụng rất lớn và được nhân dân đồng tình ủng hộ. Sau 2 năm bắt tay xây dựng NTM, nhiều xã trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đã lắp đặt nhiều hệ thống đèn chiếu sáng ở vùng nông thôn.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Hà Nội có hơn 2.700 sản phẩm OCOP, nhiều nhất cả nước

Tính đến tháng 4/2024, 63 tỉnh/thành trên phạm vi toàn quốc đã đánh giá, phân hạng được 12.075 sản phẩm OCOP, trong đó Hà Nội có 2.711 sản phẩm, chiếm số lượng nhiều nhất.