| Hotline: 0983.970.780

Phối hợp chặt để ngăn chặn phá rừng giáp ranh Bình Định và Gia Lai

Thứ Hai 06/06/2022 , 08:05 (GMT+7)

Ngành chức năng 2 tỉnh sẽ siết chặt điều tra, xử lý những người dân địa phương có dấu hiệu thông đồng, cấu kết với lâm trong khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép.

Vi phạm lâm luật có chiều hướng giảm

2 tỉnh Bình Định và Gia Lai có vùng rừng giáp ranh dài trên 120km nằm trên địa bàn các huyện Vân Canh, Tây Sơn, Vĩnh Thạnh và An Lão (Bình Định) với các huyện Đăk Pơ, Kbang, Kông Chơro và Thị xã An Khê (Gia Lai).

Vùng rừng giáp ranh giữa các địa phương của 2 tỉnh có diện tích khá lớn, địa hình phức tạp, hiểm trở, là nơi tập trung chủ yếu rừng tự nhiên với trữ lượng giàu và trung bình, gồm nhiều loại gỗ quý hiếm và có giá trị kinh tế cao. Do đó, những vùng rừng giáp ranh luôn bị lâm tặc rình rập, lăm le khai thác gỗ trái phép.

Sở NN-PTNT Bình Định và Sở NN-PTNT Gia Lai ký kết thực hiện quy chế phối hợp quản lý, bảo vệ rừng giáp ranh giai đoạn tới. Ảnh: K.L.

Sở NN-PTNT Bình Định và Sở NN-PTNT Gia Lai ký kết thực hiện quy chế phối hợp quản lý, bảo vệ rừng giáp ranh giai đoạn tới. Ảnh: K.L.

Đáng quan ngại là dọc tuyến giáp ranh có nhiều tuyến đường mòn ra vào rừng, là điều kiện để lâm tặc có cơ hội xâm nhập khai thác, vận chuyển gỗ trái phép và đánh bắt các loại động vật rừng hoang dã. Tình hình khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép ở vùng giáp ranh chưa bao giờ yên, luôn có những diễn biến phức tạp. Đối tượng vi phạm dùng nhiều thủ đoạn tinh vi, cấu kết với một số người dân địa phương theo dõi, cảnh giới để phát hiện lực lượng chức năng trong những đợt kiểm tra, truy quét bảo vệ rừng để thông báo với lâm tặc.

Từ thực tế trên, từ năm 2017 đến nay, lực lượng kiểm lâm, chính quyền địa phương và chủ rừng có rừng giáp ranh giữa 2 tỉnh Bình Định và Phú Yên đã phối hợp chặt chẽ, xây dựng kế hoạch quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng giáp ranh. Ngành chức năng 2 tỉnh thường xuyên tổ chức tuần tra, truy quét, chốt chặn tại các điểm trọng yếu để ngăn chặn nạn phá rừng. Nhờ vậy, từ năm 2017 đến nay, tình trạng phá rừng, khai thác gỗ trái pháp luật, nhất là các loại gỗ quý hiếm đã được hạn chế. Việc mua bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật cũng có chiều hướng giảm.

Lâm sản vận chuyển trái phép bị tạm giữ tại UBND xã Vĩnh Kim (huyện Vĩnh Thạnh, Bình Định). Ảnh: V.Đ.T.

Lâm sản vận chuyển trái phép bị tạm giữ tại UBND xã Vĩnh Kim (huyện Vĩnh Thạnh, Bình Định). Ảnh: V.Đ.T.

Theo báo cáo của ngành chức năng, các đối tượng phá rừng luôn canh chừng, theo dõi sát lực lượng thực thi nhiệm vụ bảo vệ rừng, nếu thấy sơ hở là chúng lập tức tổ chức phá rừng, khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép. Chính vì vậy, nhiệm vụ của ngành chức năng và chính quyền địa phương có rừng giáp ranh giữa 2 tỉnh Bình Định và Gia Lai trong công tác quản lý, bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng từ nay đến cuối năm 2022 được đặt ra hết sức bức thiết.

Phối hợp chặt hơn nữa để giữ rừng giáp ranh

Vừa qua, tại UBND huyện Kbang (Gia Lai), Sở NN-PTNT 2 tỉnh Gia Lai và Bình Định đã tổ chức Hội nghị Tổng kết kết quả thực hiện quy chế phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ vùng giáp ranh Bình Định - Gia Lai giai đoạn 2017 - 2022 và tiếp tục thực hiện quy chế phối hợp quản lý, bảo vệ rừng giáp ranh giai đoạn tiếp theo.

Theo đó, để bảo vệ tốt diện tích rừng giáp ranh giữa 2 tỉnh Bình Định và Gia Lai, lực lượng kiểm lâm, chính quyền địa phương cùng chủ rừng của 2 tỉnh trong thời gian tới sẽ tăng cường công tác thông tin, phối hợp tuần tra, truy quét bảo vệ rừng; đồng thời phối hợp với các ban, ngành, hội đoàn thể cấp xã thực hiện quyết liệt các giải pháp bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về lâm nghiệp. Vận dụng nhiều hình thức, phương pháp phù hợp để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân, chủ rừng, chính quyền các cấp, các ngành trong công tác bảo vệ rừng; vận động nhân dân vùng giáp ranh ký cam kết bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng.

Rừng giáp ranh giữa huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) và Thị xã An Khê (Gia Lai) bị người dân An Khê lấn chiếm. Ảnh: V.Đ.T.

Rừng giáp ranh giữa huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) và Thị xã An Khê (Gia Lai) bị người dân An Khê lấn chiếm. Ảnh: V.Đ.T.

Ngành chức năng và chính quyền các địa phương có rừng giáp ranh giữa 2 tỉnh Binh Định và Gia Lai cam kết sẽ tổ chức cho các cơ quan, đơn vị và UBND cấp xã vùng giáp ranh theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền 2 tỉnh và của các huyện trong công tác quản lý bảo vệ rừng.

Lực lượng kiểm lâm, chính quyền địa phương cấp xã, các đơn vị chủ rừng vùng giáp ranh thường xuyên có sự phối hợp, tổ chức kiểm tra, truy quét dọc tuyến giáp ranh theo kế hoạch phối hợp đã được ký kết. Tăng cường tổ chức tuần tra, kiểm tra những vùng sản xuất nương rẫy để ngăn chặn, xử lý kịp thời tình trạng người dân phá rừng làm nương rẫy; đặc biệt là tuyệt đối không cho các đối tượng trồng rừng và canh tác hoa màu trên diện tích vi phạm.

Theo ông Trần Văn Phúc, Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định, ngành chức năng và chính quyền các địa phương có rừng giáp ranh giữa 2 tỉnh sẽ thường xuyên cung cấp thông tin về tình hình công tác quản lý bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng. Kịp thời thông báo cho nhau tình hình vi phạm ở vùng rừng gáp ranh, nắm danh sách và điểm danh các đối tượng thường xuyên vi phạm lâm luật ở các địa bàn giáp ranh; phối hợp điều tra, xác minh và xử lý các đối tượng vi phạm khi có yêu cầu. Kiên quyết xử lý những người dân địa phương có dấu hiệu thông đồng, cấu kết với lâm tặc trong hoạt động khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép.

Lâm sản vận chuyển trái phép bị tạm giữ tại Trạm Kiểm lâm Thị xã Hoài Nhơn (Bình Định). Ảnh: V.Đ.T.

Lâm sản vận chuyển trái phép bị tạm giữ tại Trạm Kiểm lâm Thị xã Hoài Nhơn (Bình Định). Ảnh: V.Đ.T.

“Chúng tôi sẽ tăng cường hoạt động kiểm tra liên ngành trong việc tổ chức kiểm tra, truy quét các hành vi vi phạm lâm luật để bảo vệ rừng, tập trung chủ yếu các vùng trọng điểm giáp ranh gắn với việc kiểm tra, quản lý các cơ sở chế biến, kinh doanh lâm sản trên địa bàn; tổ chức điều tra, xác minh, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm lâm luật.

Đặc biệt là ngành chức năng 2 tỉnh sẽ tăng cường công tác quản lý hộ khẩu, hộ tịch, tạm trú, tạm vắng các trường hợp dân di cư tự do cư trú trái phép; kiên quyết xử lý các đối tượng lợi dụng cư trú để làm ăn phi pháp ở khu vực rừng giáp ranh”, ông Trần Văn Phúc, Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định cho hay.

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Nhiều rào cản trong phát triển rừng gỗ lớn

Quảng Nam Phát triển rừng gỗ lớn giúp tăng hiệu quả kinh tế, hướng đến phát triển lâm nghiệp bền vững. Tuy nhiên, muốn thực hiện được điều này thì cần phải tháo gỡ những rào cản.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.