| Hotline: 0983.970.780

Phòng bệnh chủ động từ xa với tôm nuôi nước lợ và cua biển

Thứ Hai 18/11/2024 , 07:20 (GMT+7)

KIÊN GIANG Các biện pháp phòng bệnh từ xa như kiểm dịch và dùng chế phẩm sinh học tăng sức đề kháng, giúp tôm nuôi nước lợ, cua biển nuôi nhanh lớn và khỏe mạnh.

Chọc con giống tốt và áp dụng các biện pháp phòng bệnh từ xa như dùng chế phẩm sinh học tăng sức đề kháng, tăng hệ vi khuẩn có lợi trong đường ruột giúp tôm tiêu hóa tốt, nhanh lớn và khỏe mạnh. Ảnh: Trung Chánh.

Chọc con giống tốt và áp dụng các biện pháp phòng bệnh từ xa như dùng chế phẩm sinh học tăng sức đề kháng, tăng hệ vi khuẩn có lợi trong đường ruột giúp tôm tiêu hóa tốt, nhanh lớn và khỏe mạnh. Ảnh: Trung Chánh.

Dịch bệnh trên tôm, cua nuôi

Kiên Giang là tỉnh ven biển Tây, trải mình theo vịnh Thái Lan, có lợi thế nuôi biển ven bờ và trong bờ. Năm 2024, Kiên Giang có kế hoạch nuôi trồng thủy sản với tổng diện tích 300.000 ha, sản lượng thu hoạch 365.000 tấn.

Trong đó, nuôi tôm nước lợ 136.000ha, sản lượng 130.000 tấn và cua biển nuôi  là 83.500ha, sản lượng 26.000 tấn. Hình thức thả nuôi tôm của tỉnh khá đang dạng, gồm nuôi thâm canh, bán thâm canh, nuôi quảng canh cải tiến và nuôi luân canh tôm - lúa.

Hình thức nuôi tôm - lúa phát triển mạnh ở các huyện vùng U Minh Thượng, với các đối tượng nuôi chính là tôm sú, tôm thẻ chân trắng và tôm càng xanh. Hiện, nông dân có xu hướng nuôi ghép nhiều đối tượng trên cùng diện tích nuôi, trong đó nuôi ghép tôm sú và cua biển là phổ biến nhất.

Năm nay, thời tiết không thuận lợi, các tháng đầu năm, do nắng nóng kéo dài, nhiều ngày nhiệt độ tăng cao, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm rất lớn, ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe của tôm nuôi nước lợ, cua biển nuôi thương phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây bệnh phát triển. 

Tại huyện An Minh, hàng chục hộ nuôi cua biển đã xảy ra hiện tượng cua chết bất thường nhưng không xác định được nguyên nhân gây bệnh. Ảnh: Trung Chánh.

Tại huyện An Minh, hàng chục hộ nuôi cua biển đã xảy ra hiện tượng cua chết bất thường nhưng không xác định được nguyên nhân gây bệnh. Ảnh: Trung Chánh.

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Kiên Giang, trong 8 tháng đầu năm 2024, tổng diện tích nuôi tôm bị thiệt hại trên toàn tỉnh 6.185ha, phần lớn là do số môi trường (chiếm gần 5.900ha). Còn lại do bị bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp, hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu, vi bào tử trùng…

Riêng đối với cua biển nuôi, xảy ra hiện tượng cua chết bất thường gây thiệt hại về kinh tế cho người dân nhưng không xác định được nguyên nhân gây bệnh. Tổng diện tích cua biển nuôi bị thiệt hại là 53ha, xảy ra tại huyện An Minh và U Minh Thượng, hình thức nuôi quảng canh tôm - lúa - cua biển. Trong đó, huyện An Minh 12 hộ, diện tích 44ha và U Minh Thượng tại 3 hộ, diện tích 9ha.

Ngành nông nghiệp Kiên Giang khuyến khích người dân áp dụng nuôi tôm theo quy trình Biofloc, quy trình nuôi ít thay nước, nuôi tuần hoàn khép kín, nhằm hạn chế xả thải ra môi trường, tránh lây lan dịch bệnh. Ảnh: Trung Chánh.

Ngành nông nghiệp Kiên Giang khuyến khích người dân áp dụng nuôi tôm theo quy trình Biofloc, quy trình nuôi ít thay nước, nuôi tuần hoàn khép kín, nhằm hạn chế xả thải ra môi trường, tránh lây lan dịch bệnh. Ảnh: Trung Chánh.

Giải pháp quản lý dịch bệnh

Để nuôi tôm, cua biển đạt hiệu quả, ngành chuyên môn khuyến cáo nông dân cần chọn mua con giống có nguồn gốc rõ ràng, từ các cơ sở có kiểm soát chất lượng con giống bố mẹ và quá trình sản xuất giống.

Tôm, cua giống thả nuôi cần khỏe mạnh đạt kích cỡ, đồng đều, màu sắc tươi sáng, hoạt động bình thường, đầy đủ các phần phụ, hoạt động linh hoạt, không có dấu hiệu bệnh. Thả giống theo lịch mùa vụ khuyến cáo, với mật độ vừa phải, không nên thả quá nhiều giống sẽ không đủ thức ăn tự nhiên ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của đối tượng nuôi.

Thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường như pH, nhiệt độ, độ mặn, ôxy hòa tan… quan sát hoạt động của cua nuôi và theo dõi tình hình dịch bệnh của những hộ nuôi trong khu vực để có bện pháp phòng bệnh kịp thời. Các biện pháp phòng bệnh từ xa cần được chú trọng như kiểm dịch và dùng chế phẩm sinh học tăng sức đề kháng, tăng hệ vi khuẩn có lợi trong đường ruột giúp tôm tiêu hóa tốt, nhanh lớn và khỏe mạnh. 

Khuyến khích, hướng dẫn người dân áp dụng nuôi tôm theo quy trình Biofloc, quy trình nuôi ít thay nước, quy trình nuôi tuần hoàn khép kín, nuôi kết hợp với các loại động vật có đặc tính ăn lọc, ăn mùn bả hữu cơ, nuôi theo hướng an toàn sinh học, hướng VietGAP, nhằm hạn chế xả thải. Những vùng nuôi tôm thường xảy ra dịch bệnh cần giãn vụ, phơi đáy ao, diệt khuẩn đảm bảo đúng quy trình cải tạo ao, tránh dịch bệnh xảy ra.

Khi phát hiện tôm, cua nuôi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc chết, báo ngay cho cán bộ khuyến nông, thú y để kịp thời phối hợp xử lý, tránh xả thải trực tiếp ra môi trường không qua xử lý gây tình trạng ô nhiễm, dịch bệnh lây lan khó kiểm soát.

Xem thêm
Gà khỏe mạnh, thịt thơm ngon nhờ uống 'doping dân gian'

QUẢNG NINH Nhờ sử dụng những nguyên liệu từ thiên nhiên, đàn gà Tiên Yên của ông Hoàng Văn Cường không chỉ khỏe mạnh mà thịt cũng rất thơm ngon, ăn một lần là nhớ mãi.

Tập huấn nhân rộng mô hình khuyến nông cộng đồng

AN GIANG Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Trung tâm Khuyến nông An Giang tổ chức 3 lớp tập huấn nhân rộng mô hình khuyến nông cộng đồng.

Giới thiệu nhiều vật tư, công nghệ, thiết bị cơ giới hóa nông nghiệp

TP.HCM Ngày 13/11, tại TP.HCM đã khai mạc Triển lãm quốc tế Sản phẩm, thiết bị, vật tư và phân bón nông nghiệp (Growtech 2024).