| Hotline: 0983.970.780

Phòng trị bệnh héo vàng cho quất cảnh

Thứ Sáu 30/01/2015 , 06:15 (GMT+7)

Kết quả phân tích mẫu đất và rễ của 5 mẫu cây quất bị héo vàng đều ghi nhận nấm Fusarium sp. ở tất cả các đĩa phân lập với tần suất xuất hiện từ 54,29-75,56%./ Đào Nhật Tân nở sớm, quất Tứ Liên chết khô

Theo phản ánh của Hội Nông dân phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, Hà Nội, nhiều vườn quất cảnh bị héo vàng và chết khô gây thiệt hại rất lớn cho người dân. Ngay sau đó, Viện BVTV cử cán bộ đến hiện trường điều tra, lấy mẫu về phân tích. Kết quả cho thấy quất bị bệnh héo vàng gây hại.

Triệu chứng: Ban đầu toàn cây lá hơi vàng, rũ xuống giống bị thiếu nước. Khi tưới nước và chăm sóc thì cây tươi trở lại. Sau vài ngày cây tiếp tục héo, lá vàng, khô, rụng lá và quả. Sau đó cây bị khô cành rồi chết. Phần rễ cây bị bệnh có lớp vỏ ngoài bị thối. Phần lõi gỗ ở trong bị biến màu vàng nâu, không phân rõ ranh giới giữa phần bệnh và phần khỏe. Tỷ lệ bệnh trên đồng ruộng từ 10-15%.

Nguyên nhân: Kết quả phân tích mẫu đất và rễ của 5 mẫu cây quất bị héo vàng đều ghi nhận nấm Fusarium sp. ở tất cả các đĩa phân lập với tần suất xuất hiện từ 54,29-75,56%. Chưa ghi nhận được nấm Phytophthora ̣sp. ở các mẫu phân tích.

Như vậy, tác nhân gây bệnh héo vàng trên cây quất cảnh là nấm Fusarium sp. Các nơi đất thấp làm cây bị ngập úng sau các đợt mưa to không được thoát nước kịp thời đã làm cho các rễ tơ bị tổn thương, tạo điều kiện cho nấm Fusarium sp. (có sẵn trong đất sau nhiều năm trồng quất liên tục) xâm nhập, phát triển và gây hại.

Biện pháp phòng trị:

- Đào mương, xẻ rãnh thoát nước tốt trong mùa mưa nhằm tránh ngập úng cục bộ trong vườn. Không trồng cây quá dày, tạo điều kiện thông thoáng, giảm độ ẩm trong vườn nhằm hạn chế sự phát sinh và lây lan của nấm bệnh.

- Vệ sinh đồng ruộng: Thường xuyên thăm vườn, nhổ bỏ thu gom cây bị héo vàng, đưa ra khỏi vườn, tiêu hủy và xử lý đất bằng vôi bột với lượng 1-2 kg/gốc.

- Biện pháp sinh học: Trộn chế phẩm sinh học Trichoderma với phân vi sinh, phân hữu cơ hoai mục để phòng trừ nấm gây bệnh trong đất.

- Biện pháp hóa học: Sử dụng một số loại thuốc như Viben C 50WP, Bendazol 50WP, Aliette 80WP. Có thể sử dụng kết hợp với một số loại thuốc kích thích ra rễ tưới cho cây.

Xem thêm
Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm