| Hotline: 0983.970.780

Phòng trị bệnh héo vàng cho quất cảnh

Thứ Sáu 30/01/2015 , 06:15 (GMT+7)

Kết quả phân tích mẫu đất và rễ của 5 mẫu cây quất bị héo vàng đều ghi nhận nấm Fusarium sp. ở tất cả các đĩa phân lập với tần suất xuất hiện từ 54,29-75,56%./ Đào Nhật Tân nở sớm, quất Tứ Liên chết khô

Theo phản ánh của Hội Nông dân phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, Hà Nội, nhiều vườn quất cảnh bị héo vàng và chết khô gây thiệt hại rất lớn cho người dân. Ngay sau đó, Viện BVTV cử cán bộ đến hiện trường điều tra, lấy mẫu về phân tích. Kết quả cho thấy quất bị bệnh héo vàng gây hại.

Triệu chứng: Ban đầu toàn cây lá hơi vàng, rũ xuống giống bị thiếu nước. Khi tưới nước và chăm sóc thì cây tươi trở lại. Sau vài ngày cây tiếp tục héo, lá vàng, khô, rụng lá và quả. Sau đó cây bị khô cành rồi chết. Phần rễ cây bị bệnh có lớp vỏ ngoài bị thối. Phần lõi gỗ ở trong bị biến màu vàng nâu, không phân rõ ranh giới giữa phần bệnh và phần khỏe. Tỷ lệ bệnh trên đồng ruộng từ 10-15%.

Nguyên nhân: Kết quả phân tích mẫu đất và rễ của 5 mẫu cây quất bị héo vàng đều ghi nhận nấm Fusarium sp. ở tất cả các đĩa phân lập với tần suất xuất hiện từ 54,29-75,56%. Chưa ghi nhận được nấm Phytophthora ̣sp. ở các mẫu phân tích.

Như vậy, tác nhân gây bệnh héo vàng trên cây quất cảnh là nấm Fusarium sp. Các nơi đất thấp làm cây bị ngập úng sau các đợt mưa to không được thoát nước kịp thời đã làm cho các rễ tơ bị tổn thương, tạo điều kiện cho nấm Fusarium sp. (có sẵn trong đất sau nhiều năm trồng quất liên tục) xâm nhập, phát triển và gây hại.

Biện pháp phòng trị:

- Đào mương, xẻ rãnh thoát nước tốt trong mùa mưa nhằm tránh ngập úng cục bộ trong vườn. Không trồng cây quá dày, tạo điều kiện thông thoáng, giảm độ ẩm trong vườn nhằm hạn chế sự phát sinh và lây lan của nấm bệnh.

- Vệ sinh đồng ruộng: Thường xuyên thăm vườn, nhổ bỏ thu gom cây bị héo vàng, đưa ra khỏi vườn, tiêu hủy và xử lý đất bằng vôi bột với lượng 1-2 kg/gốc.

- Biện pháp sinh học: Trộn chế phẩm sinh học Trichoderma với phân vi sinh, phân hữu cơ hoai mục để phòng trừ nấm gây bệnh trong đất.

- Biện pháp hóa học: Sử dụng một số loại thuốc như Viben C 50WP, Bendazol 50WP, Aliette 80WP. Có thể sử dụng kết hợp với một số loại thuốc kích thích ra rễ tưới cho cây.

Xem thêm
Tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc

Ngày 3/5, tại phường Hải Xuân, TP Móng Cái, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện và tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Điều ước của 'tỷ phú mía' xứ Thanh

THANH HÓA Theo ông Trần Ngọc Chế, để nông dân yên tâm gắn bó với cây mía, cần chính sách ưu đãi vay vốn của để mở rộng diện tích và cơ giới hóa đồng bộ.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.