| Hotline: 0983.970.780

Phòng trị bệnh lem lép hạt lúa

Thứ Ba 12/07/2011 , 10:09 (GMT+7)

Hiện nay lúa hè thu của các tỉnh phía Nam đa số đang bước vào giai đoạn đẻ nhánh đến đòng trỗ. Đây cũng là thời gian mùa mưa đã ổn định, lượng mưa so với đầu vụ ngày một tăng, tạo ẩm độ không khí rất cao. Điều kiện thời tiết như vậy sẽ tạo điều kiện cho bệnh lem lép hạt lúa phát sinh gây hại trên trà lúa giai đoạn đòng - trỗ chín trong thời gian sắp tới.

Hiện bệnh đang là đối tượng gây hại khá phổ biến ở tất cả các vùng trồng lúa của nước ta, chưa có giống nào kháng hoặc chống chịu được với bệnh. Nếu không phòng trị kịp thời, bệnh sẽ làm cho hạt lúa bị lửng, gây thất thu rất lớn cho năng suất lúa và phẩm chất của hạt gạo.

Bệnh có thể do vi khuẩn, nhện gié, bọ xít hôi chích hút… nhưng chủ yếu vẫn là do nhiều loại nấm gây ra.

Bệnh thường tấn công hạt lúa từ khi lúa trỗ bông trở đi (thời kỳ trỗ - ngậm sữa dễ bị nhiễm bệnh nhất). Nếu bệnh xuất hiện sớm, lại gặp thời tiết thuận lợi (mưa gió hoặc trời có sương mù nhiều tạo ẩm ướt trên ruộng lúa…) thì tỷ lệ lép lửng sẽ rất cao, có khi tới năm bảy chục phần trăm.

Thực tế đồng ruộng cho thấy, bệnh thường gây hại nhiều ở những trà lúa mà giai đoạn trỗ chín rơi vào thời gian có ẩm độ không khí cao. Ruộng bị nhiễm phèn, nhiễm mặn, ruộng nghèo dinh dưỡng, ruộng nhiều cỏ dại, ruộng bị bệnh đạo ôn, bệnh đốm vằn, bệnh vàng lá chín sớm, bọ xít hôi… gây hại nhiều cũng thường là những ruộng bị bệnh gây hại nhiều hơn những ruộng khác.

Để hạn chế tác hại của bệnh, bà con nên chú ý nếu ruộng nhà mình ở giai đoạn đòng già sắp trỗ, mà thời tiết lại đang phù hợp cho bệnh thì nên tiến hành phun thuốc phòng ngừa bệnh kịp thời, nhất là những ruộng đã bị nhiều loại bệnh gây hại trên lá như bệnh đạo ôn, bệnh vàng lá chín sớm, bệnh đốm nâu, tiêm lửa… ở giai đoạn trước đó.

Để phòng trị bệnh hại trên lúa hiện nay có khá nhiều loại thuốc, tuy nhiên đối với bệnh lem lép hạt bà con nên dùng một số loại thuốc sau đây phun làm 2 lần:

Lần1: Phun trước khi lúa trỗ từ 5-7 ngày. Lần này bà con dùng thuốc Saizole 5SC (pha 20ml thuốc cho một bình 8 lít). Thuốc Saizole 5SC có khả năng nội hấp mạnh, hiệu lực diệt nấm nhanh và kéo dài, nên hiệu quả phòng trị bệnh rất cao. Ngoài ra thuốc Saizole 5SC còn có tác dụng phòng trị bệnh đốm vằn, là đối tượng thường xuất hiện và gây hại mạnh trong giai đoạn này.

Ở giai đoạn đòng trỗ, bệnh đạo ôn cổ bông cũng thường xuất hiện và gây hại nặng cho lúa, vì thế bà con có thể sử dụng thuốc PySaigon 50WP (pha 20 gram thuốc cho một bình 8 lít) để phun xịt, vừa có tác dụng phòng trị đạo ôn cổ bông vừa có tác dụng hạn chế bệnh lem lép hạt.

Lần 2: Phun khi lúa trỗ đều. Lần này bà con dùng thuốc Sagograin 300EC, pha với liều lượng 6 ml thuốc cho một bình 8 lít. Sagograin 300EC là thuốc trừ nấm phổ rộng, được hỗn hợp bởi 2 hoạt chất là Difenoconazole và Propiconazole nên thuốc có tác dụng diệt trừ mầm bệnh nhanh và kéo dài 2-3 tuần lễ. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng dưỡng cây, làm cho bộ lá xanh tốt, cây phát triển khỏe, cứng cáp, hạt lúa sáng bóng, chắc mẩy.

Ngoài ra, bà con có thể dùng thuốc Hạt vàng 50WP (pha từ 8-10 gram cho một bình 8 lít), hoặc thuốc Hạt vàng 250SC (pha 14 ml cho thuốc một bình 8 lít). Hạt vàng là thuốc có tác động tiếp xúc và nội hấp, nên thuốc vừa có tác dụng phòng vừa có tác dụng trị đối với bệnh.

Các loại thuốc trên sau khi pha, xịt 5 bình cho một công ruộng (1.000m2).

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Xuất khẩu lô thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo

BẮC NINH Công ty CP Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, thuộc Hùng Nhơn Group vừa tổ chức Lễ xuất khẩu lô hàng thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.