| Hotline: 0983.970.780

Phòng trị bệnh nứt thân chảy nhựa, thối quả, thối cành cho cây ăn quả

Thứ Tư 17/08/2016 , 13:35 (GMT+7)

Bệnh nứt thân chảy nhựa, thối quả, thối cành thường hay xảy ra khi thời tiết có nắng mưa xen kẽ. Bệnh này do nấm Phytophthora tồn tại trong đất gây ra.

Hỏi: Thời tiết nắng nóng kéo dài rồi mưa lớn, cây ăn quả rất hay bị nứt thân, thối quả, thối lá. Xin cho biết nguyên nhân và cách phòng trị?

Trả lời: Bệnh nứt thân chảy nhựa, thối quả, thối cành thường hay xảy ra khi thời tiết có nắng mưa xen kẽ. Bệnh này do nấm Phytophthora tồn tại trong đất gây ra. Nấm không chỉ làm thối hỏng cành, quả mà còn làm thối rễ, chết cả cây con nhất là sau mưa lũ. Đây là một bệnh nghiêm trọng gây hại nhiều loại cây ăn quả như: Hồng xiêm, na, cam, quýt, nhãn, vải, xoài…

Muốn phòng trị tốt bệnh này cần áp dụng các biện pháp tổng hợp sau:

- Thực hiện tốt các biện pháp canh tác:

+ Bố trí mật độ vừa phải khi trồng cây ăn quả, tránh để tán cây giao nhau sau này.

+ Trước mùa mưa cần thực hiện đốn tỉa cành nhất là các cành sát mặt đất. Nên để cành gần đất nhất cũng phải tầm 50cm. Dùng nước vôi như nước sơn tường để sơn lên phần thân phía gốc (khoảng 50cm).

+ Tránh gây tổn thương cho rễ cây sau mưa lũ. Cần thoát nước tốt cho vườn cây ăn quả sau mưa lớn, tránh để ứ đọng nước.

+ Những đợt nắng nóng kéo dài nhà vườn cần tưới nước giữ ẩm cho đất thậm chí là tưới phun mưa cho cây. Tránh để cây bị khô hạn kéo dài sẽ dễ nhiễm bệnh sau mưa.

+ Bón phân cân đối: Vườn cây ăn quả nên ưu tiên sử dụng phân hữu cơ hoai mục hoặc phân hữu cơ vi sinh trộn cùng các chế phẩm nấm có ích (nấm đối kháng, nấm cộng sinh) để cung cấp vào vùng rễ cây giúp bộ rễ khỏe mạnh và giảm thiểu nấm bệnh phát sinh gây hại. Bón phân hóa học cần tránh để cây thừa đạm. Ưu tiên bón K, Ca và các dinh dưỡng vi lượng trong mùa mưa và giai đoạn cây mang quả. Khi bón phân nên chia thành nhiều lần để bón.

- Biện pháp hóa học: Theo dõi diễn biến thời tiết, điều tra tình hình dịch bệnh trên vườn để có hướng khắc phục kịp thời. Có thể dùng một trong những loại thuốc trừ nấm sau đây để phun: Aliette 80WP, Anvil5SC, Benomyl 50WP, TilSuper 300EC, Ridomil, Monceren hoặc Vicacben... phun hai lần cách nhau 5 - 7 ngày. Liều lượng và nồng độ theo hướng dẫn trên bao bì. Phun kỹ trên tán và xung quanh gốc, có thể hỗn hợp 60g Ridomil MZ 72WP + 10cc Score 250EC pha với 18 - 20 lít nước để phun. Các cây có triệu chứng vàng lá chết dần cần hòa thuốc tưới đẫm vùng rễ cây.

Xem thêm
Giống vịt Huba siêu đẻ, siêu thịt

Giống vịt Huba được đánh giá cao nhờ năng suất trứng vượt trội, tốc độ tăng trưởng nhanh và thịt thơm ngon, kỳ vọng là hướng đi bền vững cho ngành chăn nuôi gia cầm.

Tiêu hủy hàng nghìn con vịt dương tính virus cúm gia cầm

Hopn 3.400 con vịt bơ lai (vịt supe lai vịt bầu) 46 ngày tuổi dương tính virus cúm gia cầm A/H5N1 được lực lượng chức năng tại Quảng Trị tiêu hủy.

Người bạo gan đưa cây mắc ca lên vùng đất cằn Quan Hóa

THANH HÓA Mạnh dạn chặt bỏ cây luồng để trồng thử nghiệm cây mắc ca, ông Hà Văn Thính đã thành công với cây trồng này ở vùng đất khô cằn huyện Quan Hóa (Thanh Hóa).

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Lan toả cánh đồng ‘không dấu chân’

QUẢNG BÌNH Từ mô hình đưa thiết bị bay vào gieo sạ, bón phân ban đầu, huyện Lệ Thủy đã mở rộng diện tích cánh đồng ‘không dấu chân’.

Ngành thủy sản cần bình tĩnh, chủ động tối ưu chuỗi giá trị

Người dân, doanh nghiệp thủy sản Việt Nam cần tránh tâm lý lo sợ dẫn đến tình trạng thu hoạch ồ ạt thủy sản nuôi hoặc hạn chế sản xuất, xuống giống...

Cơn mưa dập tắt đám cháy rừng trên núi

Sơn La Vụ cháy xảy ra chiều 5/4, ở khu vực núi cao, dốc đứng, địa hình hiểm trở, nhiều đá lăn nên việc tiếp cận hiện trường, chữa cháy gặp rất nhiều khó khăn.