| Hotline: 0983.970.780

Phòng trừ sùng trắng hại cây trồng

Thứ Năm 04/07/2013 , 09:56 (GMT+7)

Vào thời điểm cuối tháng 6 đầu tháng 7, Tây Nguyên bước vào mùa mưa, là thời điểm bùng phát dịch hại cây trồng, trong đó có dịch sùng trắng.

Vào thời điểm cuối tháng 6 đầu tháng 7, Tây Nguyên bước vào mùa mưa, là thời điểm bùng phát dịch hại cây trồng, trong đó có dịch sùng trắng. Tại huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng), nạn sùng trắng gây hại đáng kể.

Kết quả nghiên cứu của Chi cục BVTV Lâm Đồng về sùng trắng ở 3 huyện phía Nam cho thấy: Sau vài tháng vũ hóa (từ tháng 2 đến tháng 5), khoảng thời gian từ tháng 6 - 8 hằng năm là giai đoạn hoành hành của sùng trắng. Con trưởng thành ban ngày chui xuống đất, ban đêm bay lên hại cây trồng; dưới lòng đất là lớp sâu non ăn rễ cây.

Hằng năm ở 3 huyện phía Nam có khoảng 185 ha cây trồng các loại bị sùng trắng phá hoại; trong đó tập trung chủ yếu ở huyện Đạ Huoai (180 ha). Các loại cây trồng được sùng trắng “ưa thích” là khoai lang, mía, tiêu, ca cao, cà phê, măng cụt, mít, cao su, khoai mỳ…

Sùng trắng là ấu trùng của bọ hung, với 3 loại gây hại chủ yếu là bọ hung đen (Allissonotum impressicolle), bọ hung nâu (Holotrichia sinensis) và bọ hung xanh (Anomata sp).


Mô hình bẫy đèn đang áp dụng rộng rãi ở Đạ Huoai

Nhiều nông dân ở huyện Đạ Huoai cho biết, bắt đầu từ tháng 6 hoặc có khi sớm hơn (trong tháng 5), khi những cơn mưa đầu mùa xuất hiện thì sùng trắng cũng có mặt. Sang tháng 7 chúng cắn phá cây trồng dữ dội nhất.

Mật độ sùng trắng ở Đạ Huoai là 3 - 5 con/cây; còn những năm trước đây là 12 con/cây, có năm lên đến trên 25 con. Như vậy từ 2008 - 2012, nạn sùng trắng đã giảm đáng kể về mật độ.

Có được kết quả này nhờ Chi cục BVTV đưa ra nhiều khuyến cáo cho nông dân như các biện pháp canh tác (làm đất, vệ sinh vườn, bẫy dẫn dụ…), biện pháp sinh học (dùng các chế phẩm, trồng xen cây dã quỳ…), biện pháp thủ công (bắt sâu non, bẫy đèn…), biện pháp hóa học (xử lý đất vườn bằng các loại thuốc…).

Ngoài các biện pháp thông thường, Chi cục đã đưa ra một giải pháp mới là bẫy đèn. Bẫy được thiết kế theo quy cách đào một hố chiều dài 2 m, rộng 1 m, sâu 0,5 m; trải một lớp nilon màu trắng xuống đáy hố và xung quanh hố; đổ nước vào hố và nước có pha nhớt (dầu nhờn).

Phía trên mặt đất cạnh hố, dựng một tấm tôn có chiều dài khoảng 2m, rộng 1m; trên tấm tôn lắp một bóng đèn 4 chữ U (55W), sử dụng điện thắp sáng 220V; tấm tôn phủ nilon màu trắng và có chân trụ cùng hệ thống chằng níu, chống đỡ.

Thời gian chiếu sáng của bẫy đèn từ 18h30 đến khoảng 22h. Trong các ngày từ 15 - 27/3, Chi cục đã lắp đặt 12 bẫy đèn tại 2 xã Đạ Tồn và Đạm Bri để thử nghiệm. Kết quả, tại xã Đạ Tồn, mỗi đêm trung bình một bẫy bẫy được hơn 39 con sùng trắng; đêm cao nhất là 141 con. Còn ở Đam Bri bẫy cao hơn nhiều, trung bình hơn 246 con, đêm cao nhất lên đến 540 con.

Tuy nhiên, theo nhiều nông dân cho biết, thời điểm thí nghiệm bẫy đèn của Chi cục BVTV không phải giai đoạn cao điểm (tháng 6 - 8) của nạn sùng trắng phá hoại nên qua kiểm tra mật độ, tỷ lệ chỉ còn 3 - 5 con/cây trồng. Đến cuối tháng 6 đến đầu tháng 7 trở đi, tỷ lệ sùng trắng trên 1 cây trồng đã vượt con số 10 con.

Xem thêm
3 đề án bao trùm ngành chăn nuôi bắt đầu đi vào đời sống

Chiều 3/5, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai một số đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc

Ngày 3/5, tại phường Hải Xuân, TP Móng Cái, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện và tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.