| Hotline: 0983.970.780

Phong tục năm mới ở châu Á

Chủ Nhật 02/02/2014 , 09:45 (GMT+7)

Chuẩn bị những mâm cỗ thịnh soạn để mong cả năm no đủ, mừng tuổi cho trẻ em để lấy may hay đi lễ chùa để cầu an cho gia đình là những phong tục đầu năm mới của nhiều nước châu Á đón Tết âm lịch.

Chuẩn bị những mâm cỗ thịnh soạn để mong cả năm no đủ, mừng tuổi cho trẻ em để lấy may hay đi lễ chùa để cầu an cho gia đình là những phong tục đầu năm mới của nhiều nước châu Á đón Tết âm lịch.

1. Cỗ Tết

Bữa ăn đoàn tụ dịp Tất niên và Tân niên với những món ăn truyền thống là rất quan trọng trong dịp lễ lớn nhất trong năm ở các nước Đông Á. Đây là ngày những thành viên trong gia đình sum họp lại với nhau và cùng chào đón năm mới.

Ở mỗi quốc gia, mỗi vùng miền có các món ăn khác nhau, như người Việt Nam không thể thiếu bánh chưng, bánh tét, người Trung Quốc ăn sủi cảo, người Triều Tiên ăn canh bánh gạo. Bánh chưng, bánh tét của Việt Nam tượng trưng cho trời đất cũng như nhấn mạnh nền văn hóa lúa nước của dân tộc.

Trong khi sủi cảo có hình giống thỏi vàng, người Trung Quốc ăn bánh này vào Tất niên để mong muốn tài lộc và may mắn. Canh bánh gạo của Hàn Quốc màu trắng, tượng trưng cho mặt trời và sự thuần khiết, với mong muốn mọi điều sẽ tươi sáng và tốt đẹp.

Ngoài đoàn tụ với các thành viên đi xa về, các gia đình cũng thường có mâm cỗ cúng Tất niên và cúng năm mới. Tùy theo điều kiện gia đình cũng như phong tục tập quán mỗi vùng có thể thịnh soạn hay thanh đạm, nhưng đều được bày biện đầy đặn, trang nghiêm, thể hiện tình cảm của gia đình với tổ tiên và những người đã khuất. Trong ảnh là mâm cỗ Tết ở miền bắc Việt Nam, gồm 4 bát và 4 đĩa chính.

2. Tiền mừng tuổi

Phong tục lì xì hay tiền mừng tuổi cho trẻ em đầu năm có ở mọi nước đón Tết âm lịch. Những ngày đầu năm, ông bà, cha mẹ và những người lớn tuổi mừng tiền lì xì trong chiếc phong bì đỏ cho các em để lấy may, chúc mừng tuổi mới cho các em nhỏ. Tiếng cười giòn giã của trẻ nhỏ mang đến niềm vui cho gia đình và thể hiện sự quây quần, hạnh phúc, ấm no trong những ngày đầu năm mới.

3. Trang trí nhà cửa

Tết là dịp để các gia đình bày biện, trang hoàng lại nhà cửa. Người Trung Quốc thường trang trí cổng nhà với những câu đối Tết và cặp tranh Môn Thần, tức thần giữ cửa, để chào đón những điều may mắn, xua đuổi tà ma và những điều không tốt đến với gia đình. Người Trung Quốc còn treo chữ Phúc trong nhà, và treo ngược, bởi "Phúc đảo" đồng âm với từ "Phúc đáo", nghĩa là phúc tới nhà.

Ở Việt Nam và miền nam Trung Quốc, nhiều gia đình cũng trang hoàng các cây quất với màu vàng tươi tắn và lá cây xanh tốt. Chữ quýt trong tiếng Hán gần giống với chữ Cát, nghĩa là may mắn, vì vậy nhà nhà chơi loại cây này trong dịp Tết để cầu mong mọi điều tốt lành.

4. Tranh Tết

Tranh Tết rất phổ biến ở các quốc gia châu Á. Ở Việt Nam có những làng tranh truyền thống nổi tiếng về tranh trong dịp năm mới như Đông Hồ, Hàng Trống với sắc màu vui tươi, thể hiện sự bội thu, no đủ, viên mãn. Người Trung Quốc và Hàn Quốc cũng có những bức tranh tương tự, ví dụ như bức "Tân niên Đại cát" của một làng tranh ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc (ảnh). Ngoài ra, người dân Trung Quốc và Hàn Quốc cũng thích chơi tranh cắt từ giấy đỏ, các con giáp hay nhân vật mang màu sắc và hình tượng biểu trưng cho sự may mắn.

5. Múa lân rồng

Các màn múa lân, sư tử, múa rồng là một nét đặc trưng khác trong văn hóa lễ tết của các nước châu Á. Những con vật này đại diện cho quyền uy, thịnh vượng cũng như may mắn trong quan niệm của nhiều người. Do đó, các tiết mục thường được biểu diễn trong dịp đầu năm hoặc khai trương để cầu mong sự khởi đầu tốt đẹp, vận mệnh sáng sủa, mùa màng bội thu và làm ăn phát đạt trong suốt cả năm. Trong ảnh, những người Hoa ở Singapore chuẩn bị cho tiết mục múa lân đầu năm mới.

6. Lễ chùa đầu năm

Nhiều gia đình và nhiều người thường đi lễ chùa vào những ngày đầu, tháng đầu của năm mới âm lịch. Tương truyên, truyền thống này xuất phát từ một nhóm thương nhân làm ăn buôn bán bên cạnh đền chùa, miếu mạo đến ngôi chùa gần nhà để cầu may trong dịp Tết, sau dần trở thành thông lệ. Từ đó, các lễ hội cầu an đầu năm ở những ngôi chùa đã trở thành truyền thống và đình chùa là địa điểm viếng thăm không thể thiếu của người dân các nước châu Á dịp Tết. Trong ảnh là lễ hội Chùa Hương trong tháng Giêng ở Việt Nam.

7. Trò chơi dân gian

Ngoài phần lễ, những ngày Tết của người dân châu Á còn có phần hội với những trò chơi, thi đấu, biểu diễn, rước lễ dân gian. Người Việt Nam có nhiều lễ hội chọi gà, chọi trâu, đánh đu, ném còn, hát quan họ.... Trong khi đó, người Trung Quốc có tiết mục trình diễn cà kheo, bắt nguồn từ việc đi cà kheo để thu hoạch hoa trái ở trên cây, sau trở thành trò chơi dân gian truyền thống. Người Triều Tiên chơi trò bập bênh, múa quạt rất sôi nổi và nhộn nhịp trong các lễ hội năm mới.

(Theo VnExpress)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm