| Hotline: 0983.970.780

Phụ nữ cùng chung tay bảo vệ môi trường biển

Thứ Năm 19/05/2022 , 11:19 (GMT+7)

QUẢNG BÌNH Mô hình thu gom rác thải nhựa từ biển không chỉ chung tay bảo vệ môi trường và và sinh vật biển, mà còn lan tỏa những thông điệp tích cực đến với cộng đồng.

Là một xã vùng biển nằm ở phía đông TP Đồng Hới (Quảng Bình), xã Bảo Ninh hiện có khoảng 45% người dân làm nghề đi biển với 207 tàu thuyền đánh bắt xa bờ có công suất lớn, nhân lực bình quân từ 7 - 8 người trên một tàu cho 1 chuyến ra khơi dài ngày. Vì vậy, trên mỗi chuyến biển, lượng rác thải như vỏ lon, chai nhựa, bao nilon, ngư lưới cụ hỏng… từ các tàu cá thải ra môi trường biển khá lớn.

Phụ nữ ở xã Bảo Ninh thường xuyên duy trì hoạt động thu gom rác thải nhựa từ biển, tạo môi trường rất sạch đẹp. Ảnh: Trọng Hiểu.

Phụ nữ ở xã Bảo Ninh thường xuyên duy trì hoạt động thu gom rác thải nhựa từ biển, tạo môi trường rất sạch đẹp. Ảnh: Trọng Hiểu.

Nhận thức rõ về tác hại và ảnh hưởng mà rác thải gây ra đối với môi trường biển và cuộc sống, từ tháng 11/2021, Hội Phụ nữ xã Bảo Ninh đã được Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Quảng Bình lựa chọn triển khai thực hiện mô hình “Thu gom rác thải nhựa từ biển vào bờ bảo vệ môi trường, xây dựng quỹ tình thương giúp trẻ mồ côi và phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn” với sự tham gia hưởng ứng tích cực từ các hội viên phụ nữ trên địa bàn.

Bà Nguyễn Thị Hồng Vân, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Bảo Ninh cho biết, để thực hiện hiệu quả mô hình, từ sự hỗ trợ kinh phí của dự án thuộc Quỹ Bảo tồn thiên nhiên quốc tế WWF Việt Nam tài trợ, Hội đã tổ chức 2 lớp tập huấn nâng cao nhận thức về rác thải nhựa; 1 lớp tập huấn kỹ thuật đan túi lưới đựng thực phẩm và túi lưới đựng rác thải nhựa trên tàu thuyền từ việc tái sử dụng các loại lưới phế liệu cho 75 hội viên; tổ chức 2 buổi tuyên truyền về bảo vệ môi trường, hạn chế rác thải nhựa, thu hút 200 người tham gia.

Đồng thời, Hội cử các chị em trong Ban Chấp hành Hội trực tiếp đến các tàu cá và hộ dân tuyên truyền giúp ngư dân hiểu hơn về ý nghĩa của mô hình và cùng chung tay thực hiện. Hội cũng xây dựng nội quy thu gom rác, phối hợp với các chủ tàu thuyền dán lên tàu để thực hiện nghiêm túc... Chị em cũng rất sáng tạo khi tận dụng các tấm lưới hỏng từ tàu cá đan thành các túi đựng đa năng và cấp phát cho bà con sử dụng. Các tấm lưới cũ, hỏng qua bàn tay khéo léo của các chị em làng biển đã trở thành những vật dụng hữu ích, xinh xắn, góp phần làm sạch môi trường.

Nguồn thu từ bán phế liệu rác thải nhựa được hỗ trợ cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: Trọng Hiểu.

Nguồn thu từ bán phế liệu rác thải nhựa được hỗ trợ cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: Trọng Hiểu.

Với ý nghĩa của mô hình và sự tận tâm, nhiệt tình với hoạt động của các hội viên phụ nữ xã Bảo Ninh, người dân địa phương đã có sự chuyển biến rõ rệt từ nhận thức đến hành động trong việc bảo vệ môi trường. Sau mỗi chuyến đi biển, ngư dân Bảo Ninh đã dần hình thành thói quen thu gom rác nhựa đem về bờ giao cho phụ nữ thu gom, bán phế liệu đóng góp xây dựng quỹ tình thương. Số lượng các chủ tàu cá, thuyền viên tham gia thực hiện thu gom rác từ biển vào bờ tại địa bàn ngày càng tăng và lan tỏa nhiều hơn đến người dân làng biển. Ngoài ra, để hạn chế túi nilon, bà con lựa chọn tận dụng túi lưới để đựng đồ hoặc sử dụng mỗi khi đi chợ.

Sau một thời gian triển khai, từ những thứ như lưới hỏng, lưới rách mang từ khơi về, chị em đã đan thành trên 500 sản phẩm túi lưới đựng thực phẩm đi chợ, túi đựng rác thải nhựa phát cho các chủ tàu biển. Đồng thời, tạo được nguồn quỹ trên 25 triệu đồng để thăm, tặng 29 suất quà cho phụ nữ và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, ngư dân gặp nạn trên biển và nhận đỡ đầu 1 cháu mồ côi trong thời gian 3 năm.

Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Bảo Ninh Nguyễn Thị Hồng Vân còn cho biết thêm, cùng với mô hình trên, Phụ nữ xã Bảo Ninh còn thường xuyên tổ chức ra quân thu gom rác thải trên các bãi biển, lắp đặt 15 thùng rác ở các bãi biển thường xuyên có du khách tập trung đông, thiết thực góp phần nâng cao nhận thức cho phụ nữ nói riêng và nhân dân nói chung về ý thức giữ gìn môi trường biển…

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm