| Hotline: 0983.970.780

Phục tráng thành công giống vịt Cổ Lũng

Thứ Ba 25/04/2017 , 08:20 (GMT+7)

Sau gần 2 năm ròng rã (đầu 2012 đến cuối 2013), trải qua 4 thế hệ lai tạo, anh Hải mới chọn lọc ra được bộ giống thuần ưng ý nhất.

Là cán bộ BQL dự án Nguồn lợi ven biển và sự phát triển bền vững (CRSD) thuộc Sở NN-PTNT tỉnh Thanh Hóa, thạc sĩ Trương Tiến Hải đã triển khai rất nhiều mô hình nuôi trồng thủy hải sản có hiệu quả. Đáng kể là mô hình nuôi cá lồng trên sông Mã ở phường Tào Xuyên, TP Thanh Hóa, mô hình nuôi cá lồng trên hồ Đồng Bể ở huyện Triệu Sơn…

Bên cạnh niềm đam mê lĩnh vực thủy hải sản, Th.S Trương Tiến Hải còn dành tình yêu đặc biệt cho những con nuôi đặc sản gắn liền với mảnh đất xứ Thanh. Thói quen này được duy trì từ khi còn giảng dạy tại ĐH Hồng Đức đến bây giờ.

“Khi còn công tác ở trường, tôi có đầu tư xây dựng trang trại để tìm hiểu, nghiên cứu về giống vịt Cổ Lũng nức tiếng đang đứng trước nguy cơ mai một. Nhiều người cho rằng tôi rảnh việc, "ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng", cũng may được sự động viên, hỗ trợ của gia đình nên mọi khó khăn dần qua đi”, Trương Tiến Hải nhớ lại.

08-40-59_3
Sau gần 2 năm miệt mài nghiên cứu, chọn tạo, anh Hải đã khôi phục được giống vịt Cổ Lũng thuần chủng

Sau khi nhập con giống từ huyện Bá Thước, anh Hải tiến hành phân chia trang trại thành 10 ô chuồng, mỗi ô nuôi theo tỷ lệ 1 trồng, 5 mái. Đến giai đoạn 2, tiếp tục đảo con trống từ ô này sang ô kia, thao tác trên diễn ra 6 lần, mỗi lần kéo dài 1 tháng. Đàn vịt con nuôi lớn sau thời gian 5 tháng lại trải qua quá trình ghép đôi tương tự. Cứ thế, sau gần 2 năm ròng rã (đầu 2012 đến cuối 2013), trải qua 4 thế hệ lai tạo, anh Hải mới chọn lọc ra được bộ giống thuần ưng ý nhất.

Đến tháng 3/2016, nhận thấy thời cơ thích hợp đã đến, anh quyết định thuê đất triển khai mô hình trang trại chăn nuôi quy mô 4.000m2 tại phố Thành Bắc, phường Quảng Thành, TP Thanh Hóa. Trên diện tích này, bước đầu anh tiến hành thả nuôi 200 con vịt Cổ Lũng bố mẹ, cộng thêm 7 cá thể gà Kha Thầy, 200 cá thể gà rừng và 200 con gà Đông Tảo.

Chia sẻ về vấn đề này, anh Hải bộc bạch: “Mục tiêu lớn nhất của tôi là tìm hiểu và khôi phục những con vật nuôi đặc sản gắn liền với tỉnh Thanh Hóa, trong đó vịt Cổ Lũng là ưu tiên hàng đầu.

Khảo sát thời điểm năm 2013, giống vịt thuần cơ bản không còn, tỷ lệ lai tạo lúc đó chiếm đến 30%. Điều này càng thôi thúc tôi nỗ lực hơn trong quá trình nghiên cứu, rất may diễn biến tình hình ngày càng thuận lợi và mang lại hiệu quả tích cực, đến giờ tôi tự tin khẳng định đã phục hồi giống vịt quý nguyên bản như trước đây”.

08-40-59_4
Với số lượng con giống lên đến hàng ngàn con, trang trại của anh trở thành điểm phân phối hàng đầu không chỉ ở địa bàn Thanh Hóa

Giống vịt Cổ Lũng được anh Hải chọn lọc kỹ càng hội tụ tất cả những nét đặc trưng vốn có như cổ to, ngắn, chân ngắn, thịt chắc, mùi vị thơm ngon. Quy trình từ lúc nuôi đến khi thu hoạch thành phẩm kéo dài 4 tháng, nếu dùng thức ăn công nghiệp, trọng lượng mỗi con có thể đạt đến 2,2kg, áp dụng theo phương thức truyền thống cũng đạt trên 1,8kg.

Là người đi tiên phong trong việc khôi phục giống vịt Cổ Lũng thuần chủng nhưng bản thân anh Hải thừa nhận rằng, để duy trì và phát triển bền vững loài vịt quý đòi hỏi sự chung tay, giúp sức của cả cộng đồng. Xuất phát từ ý nghĩ trên, thời gian qua anh không ngừng vận động nhiều người cùng tham gia, nhân rộng mô hình bằng cách truyền đạt tỉ mỉ kiến thức, kinh nghiệm của bản thân và tận tình cung cấp những con giống tốt nhất mà mình đang có.

Nếu như nuôi vịt thường phải tiến hành tiêm tổng cộng 5 mũi vacxin phòng trừ dịch bệnh thì vịt Cổ Lũng thuần chủng với sức đề kháng cực tốt và khả năng chống chịu tuyệt vời chỉ cần áp dụng tiêm duy nhất 1 mũi cúm gia cầm H5N1.

Theo kinh nghiệm của anh Hải, trong quá trình nuôi vịt Cổ Lũng cần lưu ý khâu chọn giống, tránh lựa chọn những con giống bị dị tật, hở rốn để đưa vào sinh sản. Nếu chủ quan, lơ là công đoạn chuẩn bị sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng khi thu hoạch, đồng thời tác động xấu đến nguồn gen kế cận sau này.

Bên cạnh đó, quá trình chăm sóc đòi hỏi phải đặc biệt chú ý về khâu thức ăn áp dụng đối với từng giai đoạn.

Cụ thể, lúc vịt con được 1 tuần tuổi, chỉ cho ăn cám mảnh, độ đạm chiếm tối đa 25%. Từ đó đến hết 2 tháng tuổi chuyển sang cho ăn cám viên.

Sang tháng thứ 3, khẩu phần ăn được chia theo tỷ lệ 30% ngô, 30% lúa và 40% cám công nghiệp.

Đến tháng thứ tư, đổi thành 40% ngô, 40% lúa, kết hợp thêm 20% đầu cá nhạt (chưa ướp muối), lúc này tất cả hỗn hợp thức ăn phải xay thật nhuyễn, ủ lên men và trộn với rau xanh rồi mới cho vịt ăn.

Áp dụng bài bản, khoa học, triển khai theo đúng quy trình nên sản phẩm làm ra ngày càng hút khách hàng. Theo tính toán của anh Hải, mỗi năm trang trại đủ khả năng xuất ra thị trường khoảng 3.000 con vịt thương phẩm (giá 80.000đ/kg) và 7.000 vịt giống với giá bán bình quân từ 12.000 - 13.000 đ/con, lúc cao điểm lên đến 18.000 đ/con.

08-40-59_5
Giống gà Kha Thầy tiến vua nức tiếng cũng được anh Hải khôi phục thành công

Thời điểm này, hầu hết các chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch, hệ thống khách sạn, nhà hàng quy mô lớn trên địa bàn tỉnh đều ưu tiên lựa chọn sản phẩm từ trang trại của anh Hải, chưa kể nhiều đối tác tiềm năng khác ở các khu vực lân cận như Nghệ An hay Ninh Bình cũng tích cực tìm về thu mua.

Xem thêm
Hà Nội bắt chó thả rông, kiên quyết xử lý theo quy định

Tình trạng thả rông chó, mèo tại các khu vực công cộng không có rọ mõm, dây xích, không có người dắt vẫn đang xảy ra trên địa bàn Hà Nội.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm