| Hotline: 0983.970.780

Phun phòng đạo ôn cổ bông toàn bộ diện tích lúa trỗ trước 20/4

Thứ Bảy 16/04/2022 , 14:12 (GMT+7)

HÀ TĨNH UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo ngành chuyên môn và các địa phương hướng dẫn nông dân chủ động phun phòng bệnh đạo ôn cổ bông với 20.000 ha lúa xuân trỗ trước 20/4.

Tỉnh Hà Tĩnh khuyến cáo nông dân phun phòng bệnh đạo ôn cổ bông trên diện tích lúa trỗ trước 20/4. Ảnh: TN.

Tỉnh Hà Tĩnh khuyến cáo nông dân phun phòng bệnh đạo ôn cổ bông trên diện tích lúa trỗ trước 20/4. Ảnh: TN.

Những ngày này, thời tiết ở Hà Tĩnh nắng ráo, độ ẩm thấp nên nông dân các huyện Nghi Xuân, Hương Sơn, Đức Thọ… đang tập trung ra đồng phun phòng bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa vụ xuân 2022.

Theo báo cáo của Sở NN-PTNT Hà Tĩnh, hiện lúa xuân trên địa bàn đang ở giai đoạn phân hóa đòng, trỗ bông. Đến ngày 13/4, Nghi Xuân là huyện có diện tích lúa trỗ nhiều nhất toàn tỉnh với khoảng 50ha.

Dự báo, diện tích trỗ trước 15/4 có khoảng 1.500 ha, tập trung ở vùng hạ huyện Hương Sơn; xã Lâm Trung Thủy, các xã ngoài đê huyện Đức Thọ; các xã biển nganh huyện Thạch Hà; Thạch Mỹ, Mai Phụ (huyện Lộc Hà); các xã Trà Sơn (huyện Can Lộc).

Diện tích trỗ từ 15 – 20/4 khoảng 18.500 ha, chủ yếu ở các huyện Hương Sơn, Đức Thọ, Can Lộc, Thạch Hà, Nghi Xuân, Kỳ Anh, Lộc Hà, Hương Khê, Vũ Quang. Từ 20 – 25/4 lúa trỗ đại trà khoảng 25.000 ha; diện tích còn lại trỗ sau 25/4, phân bổ trên địa bàn toàn tỉnh.

Theo dự báo của Đài khí tượng Thủy văn Hà Tĩnh, từ 16 – 18/4 và 20 – 25/4, ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường có thể gây mưa rào, trời nhiều mây, âm u, ẩm độ không khí cao, nhiệt độ trung bình 22 – 27 độ C. Hình thái thời tiết bất thuận này kết hợp nguồn bệnh đạo ôn có sẵn trên đồng ruộng sẽ phát sinh phát triển và có nguy cơ gây hại nặng trên cổ bông giai đoạn lúa trỗ, ảnh hưởng đến năng suất.

Việc theo dõi, phát hiện sớm vết bệnh để phun phòng là giải pháp duy nhất hạn chế thiệt hại do bệnh đạo ôn cổ bông gây ra. Ảnh: TL.

Việc theo dõi, phát hiện sớm vết bệnh để phun phòng là giải pháp duy nhất hạn chế thiệt hại do bệnh đạo ôn cổ bông gây ra. Ảnh: TL.

Ông Đặng Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh cho hay, để chủ động phòng trừ bệnh, UBND tỉnh đã ban hành công điện yêu cầu ngành chuyên môn và chính quyền các địa phương hướng dẫn sát sao nông dân kiểm tra tình hình sinh trưởng, xác định thời gian trỗ của từng trà lúa, từng cánh đồng, từng vùng, từng giống để tổ chức phun phòng kịp thời.

Đối với số diện tích trỗ trước 20/4 (khoảng 20.000 ha) gồm: Hương Sơn 3.000 ha (toàn huyện); Đức Thọ 3.500 ha (Bùi La Nhân, Liên Minh, Lâm Trung Thủy...); Nghi Xuân 1.000 ha (Đan Trường, Xuân Hội); Can Lộc 7.000 ha (toàn huyện); Thạch Hà 2.500 ha (Thạch Văn, Thạch Trị, Thạch Lạc...); Kỳ Anh 700 ha (Kỳ Giang, Kỳ Đồng, Kỳ Phong...); Lộc Hà 1.400 ha (Thạch Châu, Thạch Mỹ, Mai Phụ...); Hương Khê 500 ha (Hương Thủy, Điền Mỹ); Vũ Quang 150 ha (Đức Hương, Đức Liên) phải tổ chức phun phòng toàn bộ số diện tích này, trong đó đặc biệt lưu ý các diện tích vừa qua nhiễm đạo ôn lá, các vùng thường xuyên bị đạo ôn cổ bông gây hại, diện tích gieo cấy giống nhiễm để có thể tiến hành xử lý kép.

Những diện tích trỗ sau 20/4, cần cập nhật diễn biến tình hình thời tiết, thời điểm lúa trỗ tập trung, giống nhiễm bệnh để chủ động triển khai phun phòng kịp thời, đảm bảo hiệu quả thiết thực.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn và ngành chuyên môn kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng trừ bệnh đạo ôn cổ bông. Ảnh: Thanh Nga.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn và ngành chuyên môn kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng trừ bệnh đạo ôn cổ bông. Ảnh: Thanh Nga.

“Tỉnh đã yêu cầu thành lập các đoàn công tác trực tiếp chỉ đạo, hỗ trợ các địa phương, bà con nông dân tổ chức phòng trừ dịch bệnh kịp thời, hiệu quả. Quan điểm là không để xảy ra tình trạng dấu dịch.

Nếu phát hiện, Chủ tịch UBND huyện, thành phố, thị xã nào thiếu quyết liệt trong chỉ đạo, để dịch bệnh phát sinh, gây hại trên diện rộng, gây thiệt hại đối với sản xuất thì phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh”, ông Sơn nhấn mạnh.

Theo ông Nguyễn Tống Phong, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV Hà Tĩnh: “Bên cạnh sự vào cuộc quyết liệt của ngành chuyên môn và chính quyền địa phương, hiện vẫn có một bộ phận người dân chủ quan, ngại phun thuốc BVTV giai đoạn lúa trỗ bông.

Tuy nhiên, việc phun phòng giai đoạn trỗ bông đến khi thu hoạch dư thời gian để loại bỏ hết tồn dư thuốc BVTV trên cây lúa, bà con hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng của lúa gạo”.

Xem thêm
‘Đòn bẩy’ nuôi gà thả đồi

Mô hình liên kết nuôi gà thịt gắn với tiêu thụ tại Hoài Ân là ‘đòn bẩy’ thúc đẩy chăn nuôi gà thả đồi giai đoạn 2022 - 2026 theo chính sách khuyến khích của Bình Định.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.