| Hotline: 0983.970.780

Phương Tây ra đòn trừng phạt sau khi Nga công nhận Crimea độc lập

Thứ Ba 18/03/2014 , 09:47 (GMT+7)

Tin mới nhất cho biết Nhật Bản cũng đã có biện pháp trừng phạt Nga, sau các đối tác EU và Mỹ. Nhà Trắng không loại trừ khả năng đưa cả Tổng thống Putin và "danh sách đen".

(ấn F5 để tiếp tục cập nhật)

► Sau EU và Mỹ, Nhật Bản công bố các biện pháp trừng phạt Nga gồm ngừng đàm phán về nới lỏng quy định cấp thị thực, ngừng đàm phán về hợp tác đầu tư, ngừng hợp tác thám hiểm không gian và ngăn ngừa các hoạt động quân sự nguy hiểm.

► Nina Schick từ tổ chức Open Europe, ước tính số nợ nước ngoài của các công ty Nga hiện khoảng 653 tỷ USD. Hiện chưa có biện pháp trừng phạt nào từ Mỹ hay EU nhằm vào giới tài phiệt Nga, nhưng nếu có thì tác động ngược trở lại với hệ thống ngân hàng châu Âu và Mỹ cũng không hề nhỏ. (BBC)

♦ Châu Âu hiện nhập 84% lượng dầu và 76% lượng khí đốt xuất khẩu từ Nga. (BBC)

 Có tin Crimea đã nhận được 295 triệu euro hỗ trợ kinh tế từ Nga. (AFP)

► Tạp chí The Diplomat đã đưa ra những biện pháp đáp trả mà Nga có thể thực thi, trong đó có khả năng Nga sẽ bán những vũ khí hiện đại cho Trung Quốc và Iran, đẩy thế giới vào một cuộc chạy đua vũ trang còn kinh khủng hơn cả thời Chiến tranh Lạnh.

♦ Các chuyên gia tin rằng mở rộng hơn nữa hợp tác quân sự với Trung Quốc sẽ là lựa chọn đầu tiên của Moskva trong trường hợp bị trừng phạt. Hiện nay, các hợp đồng cung cấp máy bay tiêm kích Su-35 và tàu ngầm thế hệ thứ tư Lada (ảnh) cho Trung Quốc vẫn đang ở giai đoạn đàm phán, nhưng quan hệ căng thẳng với phương Tây có thể thúc đẩy quá trính này tăng tốc nhanh chóng.

Trong khi đó, vấn đề hiện nay giữa Nga và Trung Quốc trong vấn đề khí đốt chỉ là giá cả. Một khi Moscow chấp nhận mức giá mềm hơn, trong bối cảnh cắt giảm cung cấp năng lượng cho châu Âu và Ukraine, thì Nga vẫn sẽ nhận lại “khoản bồi thường” tương xứng từ thị trường Trung Quốc.

♦ Nga có thể ngay lập tức tạo sự khó chịu cho Mỹ và các đồng minh ở khu vực bằng cách khôi phục cung cấp vũ khí cho Iran. Ví dụ rõ ràng nhất là hợp đồng bán hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300 (ảnh)đang bị đình trệ bởi quyết định của vị tổng thống tiền nhiệm Dmitry Medvedev. Không có gì ngạc nhiên khi ông Putin quyết định tái khởi động hợp đồng này. Ngoài ra, thời điểm hiện nay càng phù hợp để Nga chào mời Teheran tổ hợp S-400, còn lợi hại hơn S-300 gấp nhiều lần.

 Tương tự như trường hợp của Iran, Moskva sẽ bắt đầu cung cấp vũ khí không hạn chế cho đồng minh Damascus, điều này chắc chắn sẽ làm thay đổi căn bản so sánh lực lượng trong cuộc xung đột ở Syria.

 Các chuyên gia của The Diplomat cảnh báo rằng nếu Crimea hoặc thậm chí miền Đông Ukraine sáp nhập vào Nga, thì Mỹ cũng chẳng thể nào ngăn cản nổi, đồng thời buộc phải thực hiện trọng trách đảm bảo an ninh ở châu Âu.

Điều này có nghĩa là phải gia tăng sự hiện diện các lực lượng vũ trang của mình ở khu vực như là một yếu tố đủ mạnh để kìm chế Nga. Khi sự phát triển của tình hình đến mức này, Washington buộc phải xem xét lại kế hoạch cắt giảm ngân sách quốc phòng của mình.

Bất kỳ hành động tích cực nào trong bối cảnh căng thẳng như vậy cũng đòi hỏi phải tăng đáng kể mức chi tiêu quốc phòng hiện nay. Như vậy, Nhà Trắng sẽ buộc phải quên đi khái niệm cắt giảm chi tiêu quốc phòng vốn phát sinh do ngân sách quốc gia hạn hẹp, hoặc là toàn bộ chiến lược chính trị-quân sự đầy tham vọng của chính quyền Mỹ ở châu Á sẽ phải bị xem xét lại.

► Liên minh châu Âu đã công bố danh sách 21 quan chức Nga và Crimea chịu lệnh trừng phạt vì những biến động liên quan đến tình hình Crimea vừa qua. EU cho rằng họ phải chịu trách nhiệm vì đã xâm hại sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. 21 người này bị cấm nhập cảnh vào toàn bộ các quốc gia thành viên EU trong vòng 6 tháng, tài khoản của họ tại các ngân hàng EU (nếu có) bị phong tỏa.

 Trong số này, có 8 quan chức Crimea gồm: Thủ tướng Sergei Aksyonov, Chủ tịch Quốc hội Vladimir Konstantinov, Phó Thủ tướng thứ nhất Rustam Temirgaliyev, Tư lệnh Hải quân Denis Berezovsky, Thị trưởng Sevastopol Alexei Chalyi, Giám đốc An ninh Pyotr Zima, Cố vấn Chủ tịch Quốc hội Yuri Zherebtsov, Chủ tịch cộng đồng Nga tại Crimea Sergei Tsekov.

 13 quan chức Nga gồm: Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng liên bang Viktor Zero; Phó Chủ tịch thứ nhất Ủy ban về các vấn đề quốc tế tại Hội đồng liên bang Vladimir Dzhabarov; Chủ tịch Ủy ban về hiến pháp tại Hội đồng liên bang Andrei Klishas; Đại diện vùng Belgorod tại Hội đồng liên bang Nikolai Ryzhkov; Phó Chủ tịch Hội đồng liên bang Evgeny Bushmin; thành viên Ủy ban về Khoa học, giáo dục, văn hóa và chính sách thông tin tại Hội đồng liên bang Alexander Totoonov; Phó Chủ tịch thứ nhất Ủy ban về hoạt động lập pháp tại Hội đồng liên bang Oleg Panteleyev; đại diện đảng Nước Nga công bằng tại Duma quốc gia Nga Sergei Mironov; Phó Chủ tịch Duma quốc gia Nga Sergei Zheleznyak; Chủ tịch Ủy ban về Cộng đồng các quốc gia độc lập của Duma quốc gia Nga Leonid Slutsky; Phó Tổng tham mưu trưởng, Tư lệnh Hạm đội Biển Đen Alexander Vitko; Tư lệnh Phương diện quân phía Tây Anatoly Sidorov; Tư lệnh Phương diện quân phía Nam Alexander Galkin.

 Theo Reuters, Mỹ cũng có lệnh trừng phạt riêng của mình, nhằm vào 11 quan chức Nga trong đó có Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin, hai cố vấn hàng đầu cho Tổng thống Nga Vladimir Putin và các thành viên của Duma quốc gia (Hạ viện) Nga; Thủ tướng Cộng hòa Crimea Aksyonov, cựu Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych.

 Phát ngôn viên Nhà Trắng Jay Carney cho biết chính quyền Mỹ không loại trừ bất cứ quan chức Nga nào hay hành động nào khi được hỏi liệu Tổng thống Putin có thể bị Mỹ đưa vào danh sách hay không.

 Ngày 17/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh công nhận Cộng hòa Crimea là quốc gia độc lập có chủ quyền. Thư ký báo chí của ông Putin cho biết sắc lệnh có hiệu lực thi hành ngay lập tức.

 Theo kế hoạch, 15h00 ngày 18/3 theo giờ Moscow, tức 18h00 giờ Hà Nội, Tổng thống Putin sẽ có bài phát biểu tại Quốc hội về tình hình Crimea. Nội dung thông điệp của ông Putin sẽ đặc biệt nhấn mạnh đến đơn xin trở thành nước cộng hòa trực thuộc liên bang Nga của Crimea và Sevastopol.

 Ngày 18/3, Tổng thống tạm quyền Ukraine Oleksander Turchinov (ảnh) tuyên bố Kiev sẵn sàng đàm phán với Nga về việc Moscow kiểm soát Crimea, song sẽ không bao giờ chấp nhận bán đảo này bị sáp nhập.

 Trong khi đó, ngày 17/3, Chủ tịch Duma Quốc gia Nga (Hạ viện) Sergei Naryshkin khẳng định Ukraine vẫn sẽ là đối tác của Nga, bất chấp những sự kiện gần đây.

► Theo AFP, EU sẽ ký một thỏa thuận đối tác chính trị với chính phủ tạm quyền Ukraine vào ngày 21/3 tới, động thái được coi là mang tính biểu tượng. Việc ký kết các chương về chính trị trong hiệp ước liên kết EU-Ukraine sẽ diễn ra sớm hơn nhiều tháng so với dự kiến.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.