| Hotline: 0983.970.780

Quả gấc có thể chữa bệnh trĩ và quai bị

Chủ Nhật 20/11/2016 , 13:15 (GMT+7)

Hạt gấc: vị ngọt, tính ấm, hơi có độc. Tác dụng thông huyết ứ, tiêu mụn nhọt, hạ ch kết, làm mau khỏi chỗ sưng đau...

09-27-02_trng-23-4
 

Gấc là một cây thực phẩm đặc biệt của Việt Nam, có danh pháp khoa học momordica cochinchinensis, thuộc chi mướp đắng. Hoa có sắc vàng. Quả hình tròn, sắc xanh, khi chín chuyển sang đỏ cam. Vỏ gấc có gai rậm. Bổ ra mỗi trái thường có sáu múi, thịt gấc màu đỏ cam, hạt màu nâu thẫm. Ở Việt Nam có khoảng 3 loài thường gọi là gấc nếp, gấc tẻ và gấc lai. Trái gấc được sử dụng trong ẩm thực lẫn y học.

Gấc là giống cây thuộc họ bầu, bí. Người ta thường dùng loại quả có màu sắc rực rỡ này nấu xôi để có màu đỏ đẹp. Ít ai biết rằng gấc còn rất tốt cho sức khoẻ. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, chất Lycopen trong cà chua có  khả năng phòng chống ung thư, hạn chế sự  phát triển các tế bào ung thư. Nhưng theo nghiên cứu của Đại học Califonia thì hàm lượng Lycopen trong Gấc còn cao gấp 70 lần. Không chỉ vậy, gấc còn chứa nhiều các chất khác như Vitamin E, carotene... làm vô hiệu hóa 75% các chất gây ung thư, đặc biệt là ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt... Do đó, người Mỹ gọi gấc là loại quả đến từ thiên đường.

Trong dầu gấc chứa khá  nhiều hàm lượng Beta carotene. Là tiền sinh tố của Vitamin A. Chất này khi vào cơ thể sẽ  chuyển thành vitamin A, loại vitamin tuyệt vời đối với mắt. Beta - carotene là một chất có khả năng chống oxy hoá rất cao, chống lại sự lão hoá và các bệnh lý ở phổi, tim, mạch máu, thần kinh... Vitamin A góp phần rất lớn để tạo ra sức đề kháng tự nhiên của da, niêm mạc. Sinh tố này còn giúp phòng chống nhiễm trùng, khô mắt, mù mắt, khô da, loét miệng, bảo vệ cơ thể...

Trái gấc mọng đỏ tươi thân leo mảnh mai nhưng lại ẩn chứa một lượng lớn các chất dinh dưỡng đáng khâm phục. Dầu gấc màu đỏ sánh, ngọt béo chứa rất nhiều vitamin, trong đó hàm lượng Lycopen, beta carotene, Alphatocopherol... cao gấp 68 lần cà chua. Trong lớp màng đỏ bao quanh hạt gấc còn chứa rất nhiều vitamin E chất chống oxi hóa, chống lão hóa tế bào. Các chất thiên nhiên này góp phần giữ gìn sự thanh xuân, chống sạm da, khô da, rụng tóc...

09-27-02_trng-23
 

Hạt gấc: vị ngọt, tính ấm, hơi có độc. Tác dụng thông huyết ứ, tiêu mụn nhọt, hạ ch kết, làm mau khỏi chỗ sưng đau. Ngâm với dấm bôi chủ trị quai bị, mụn hạch, anh lựu cổ có bướu, tràng nhạc hạch đàm kết, huyết tích khối rắn chắc sưng đau. Ngâm rượu, bôi trị chứng sang thương huyết ứ bầm tím sưng đau.

Rễ gấc: vị đắng, tính mát. Tác dụng tiêu viêm, giải độc, tiêu thũng, chỉ thống. Cách dùng: ngâm rượu hoặc sắc uống ngày 2 lần, mỗi lần sắc 12-14g, chữa cơ khớp đau nhức.

Lá gấc: dùng tươi giã đắp ngoài chữa sưng đau, lá non làm rau, nấu canh hoặc xào ăn, tác dụng bổ mát, nhuận tràng.

Quả gấc có thể chữa bệnh trĩ: hạt gấc 2-3 hạt giã nát hòa với nước xông rử a và lấy nước đặc bôi lên ngày vài lần.

Quả gấc có thể chữa quai bị: nhân hạt gấc 40g, xích tiểu đậu, đại hoàng 40g. Các vị tán nhuyễn hòa dầu mè bôi ngày vài lần.

Quả gấc có thể chữa răng lợi sưng đau chảy máu: hạt gấc giã nhỏ hòa nước ngậm khoảng 30 phút rồi nhổ đi.

(Kiến thức gia đình số 45)

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm