| Hotline: 0983.970.780

Quá trình nghiên cứu vacxin ASF của Việt Nam là rất công phu

Thứ Tư 11/10/2023 , 18:56 (GMT+7)

Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến tại buổi tiếp Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Philippines Deogracias Victor B.Savellano về vacxin dịch tả lợn Châu Phi ngày 11/10 tại TP.HCM.

Quy trình nghiêm ngặt

Ông Nguyễn Văn Long, Cục trưởng Cục Thú y cho biết, dịch tả lợn Châu Phi (ASF) xuất hiện ở Việt Nam tháng 2/2019.

Ngay từ thời điểm trước hay ngay khi xảy ra, Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính, Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN-PTNT đã yêu cầu các cơ quan chuyên môn tập trung nghiên cứu giải pháp phòng chống dịch bệnh, trong đó có nghiên cứu vacxin ASF.

Buổi tiếp và làm việc giữa Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến với Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Philippines Deogracias Victor B.Savellano về vacxin dịch tả lợn Châu Phi sáng 11/10 tại TP.HCM. Ảnh: Hồng Thắm.

Buổi tiếp và làm việc giữa Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến với Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Philippines Deogracias Victor B.Savellano về vacxin dịch tả lợn Châu Phi sáng 11/10 tại TP.HCM. Ảnh: Hồng Thắm.

Cụ thể, từ tháng 11/2019 đến nay, với sự hỗ trợ, hợp tác kỹ thuật, chuyển giao khoa học, công nghệ, đặc biệt chuyển giao chủng giống virus sản xuất vacxin ASF của các nhà khoa học thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), các doanh nghiệp, các cơ quan chuyên môn thú y của Việt Nam đã tổ chức nghiên cứu, sản xuất thành công, đánh giá thận trọng, kỹ lưỡng vacxin ASF tại Việt Nam.

Từ tháng 5/2022 đến nay đã có 2 loại vacxin ASF (NAVET-ASFVAC do Công ty Cổ phần Thuốc thú y Trung ương NAVETCO nghiên cứu, sản xuất và AVAC ASF LIVE do Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam nghiên cứu, sản xuất) được đăng ký và cấp Giấy chứng nhận lưu hành theo đúng quy định của Luật Thú y, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật và các tiêu chuẩn kỹ thuật của quốc tế đối với vacxin thú y.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh: 'Quá trình nghiên cứu vacxin ASF của Việt Nam là rất công phu, tỉ mỉ, phương pháp hiện đại. Ảnh: Hồng Thắm.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh: “Quá trình nghiên cứu vacxin ASF của Việt Nam là rất công phu, tỉ mỉ, phương pháp hiện đại. Ảnh: Hồng Thắm.

Đây là những vacxin phòng bệnh ASF thương mại đầu tiên được cấp phép lưu hành, đặc biệt trong bối cảnh sau hơn 100 năm qua chưa có vacxin thương mại trong phòng bệnh ASF được cấp phép trên thế giới.

Ông Long khẳng định: “Lãnh đạo Bộ NN-PTNT đã chỉ đạo song hành rất nhiều bước mới có được kết quả như ngày hôm nay. Trong thời gian đó, cả thế giới và Việt Nam đều phải đối diện với dịch bệnh Covid-19 nên việc triển khai càng khó khăn hơn. Tuy nhiên, các bước nghiên cứu đều tham vấn và chia sẻ với các nhà khoa học của Hoa Kỳ để đảm bảo cùng quan điểm chuyên môn về mặt kỹ thuật”.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Philippines Deogracias Victor B.Savellano nói: 'Chuyến làm việc lần này tại Việt Nam chúng tôi rất vui mừng khi được biết thêm những tiến bộ và các thành tích của Việt Nam trong việc sản xuất vacxin ASF'. Ảnh: Hồng Thắm.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Philippines Deogracias Victor B.Savellano nói: "Chuyến làm việc lần này tại Việt Nam chúng tôi rất vui mừng khi được biết thêm những tiến bộ và các thành tích của Việt Nam trong việc sản xuất vacxin ASF". Ảnh: Hồng Thắm.

Ông Long cho hay, tháng 7/2022, sau khi trải qua quy trình nghiêm ngặt như vậy, Bộ NN-PTNT cho phép sử dụng vacxin trên phạm vi 600.000 liều.

Từ tháng 7/2022-7/2023, riêng vacxin AVAC ASF LIVE của Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam đã được sử dụng khoảng trên 600.000 liều ở hàng trăm các trang trại chăn nuôi lợn với quy mô khác nhau, từ quy mô gia đình cho đến quy mô công nghiệp.

Trong suốt quá trình sử dụng 600.000 liều này, Bộ NN-PTNT cũng đã chỉ đạo các việc rất rõ ràng, một là theo dõi đàn lợn sau khi tiêm phòng không có phát sinh bất cứ vấn đề gì, lợn được phát triển bình thường cho kết quả tốt; hai là tiếp tục đánh giá cho thấy đáp ứng miễn dịch bảo hộ đạt trên 93,5%.

Ông Nguyễn Văn Long, Cục trưởng Cục Thú y cho biết, ngày 24/7/2023, Bộ NN-PTNT đã có văn bản cho phép sử dụng vacxin ASF trên phạm vi toàn quốc. Ảnh: Hồng Thắm.

Ông Nguyễn Văn Long, Cục trưởng Cục Thú y cho biết, ngày 24/7/2023, Bộ NN-PTNT đã có văn bản cho phép sử dụng vacxin ASF trên phạm vi toàn quốc. Ảnh: Hồng Thắm.

“Sau khi sử dụng thành công trên 600.000 liều này và đánh giá một lần nữa rất kỹ lưỡng, cộng thêm các văn bản tham vấn từ phía Hoa Kỳ, ngày 24/7/2023, Bộ NN-PTNT đã có văn bản cho phép sử dụng trên phạm vi toàn quốc.

Đến nay, chúng tôi đã sử dụng 1 triệu liều trên phạm vi toàn quốc. Chúng tôi cũng đã mang vacxin này sang Cộng hòa Dominica sử dụng và cho kết quả khá tốt. Tương tự, cũng đã có một số lượng nhỏ được sử dụng ở Philippines”, ông Long chia sẻ.

Học tập những kinh nghiệm tốt từ Việt Nam

Ông Nguyễn Văn Điệp, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam cho hay: “Vacxin ASF - AVAC ASF LIVE của Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam được đăng ký lưu hành, an toàn cũng như bảo hộ tốt cho lợn thịt từ giai đoạn sau cai sữa khoảng 4 tuần tuổi trở lên. Vacxin dùng cho lợn thịt từ 4 tuần tuổi trở lên, tiêm 1 liều duy nhất, thời gian bảo hộ ít nhất 5 tháng”.

Theo ông Điệp, vacxin này được Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam phát triển từ chủng có nguồn gốc từ Hoa Kỳ và đã được tối ưu, thích ứng trên tế bào dòng DMAC do Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam tự sản xuất, đảm bảo các tiêu chí ổn định về mặt tinh khiết an toàn và hiệu lực bảo hộ.

Buổi tiếp và làm việc diễn ra trong khuôn khổ Triển lãm quốc tế chuyên ngành chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi, thủy sản và chế biến thịt tại Việt Nam (Vietstock 2023). Ảnh: Hồng Thắm.

Buổi tiếp và làm việc diễn ra trong khuôn khổ Triển lãm quốc tế chuyên ngành chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi, thủy sản và chế biến thịt tại Việt Nam (Vietstock 2023). Ảnh: Hồng Thắm.

“Cho đến nay, vacxin AVAC ASF LIVE của chúng tôi đã được sử dụng trên 1 triệu liều, đã được các công ty lớn ở Đông Nam Á sử dụng cho hàng trăm trang trại. Vacxin này cũng đã được xuất khẩu sang Philippines hơn 300.000 liều vào cuối tháng 7/2023. Cùng với các biện pháp an toàn sinh học, chúng tôi tự tin rằng đây là một công cụ hiệu quả nhất để giúp bảo vệ các đàn lợn trước sự đe dọa của ASF đang lan rộng tại Việt Nam cũng như Đông Nam Á”, ông Điệp nói thêm.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh: “Quá trình nghiên cứu vacxin ASF của Việt Nam là rất công phu, tỉ mỉ, phương pháp hiện đại, từ quá trình nghiên cứu về virus, tế bào, quy trình công nghệ sản xuất vaccine cho đến đánh giá phòng thí nghiệm, đánh giá diện hẹp và diện rộng.

Các chỉ tiêu của vacxin như an toàn vô trùng, bảo hộ là đảm bảo. Cả quá trình nghiên cứu và sản xuất có sự tham vấn của các chuyên gia hàng đầu ở Mỹ và Việt Nam. Đáp ứng miễn dịch đạt 93-95%, lợn phát triển bình thường về tăng trọng, tỷ lệ nuôi sống và thức ăn”.

Cho đến nay, vacxin AVAC ASF LIVE đã được sử dụng trên 1 triệu liều. Ảnh: AVAC.

Cho đến nay, vacxin AVAC ASF LIVE đã được sử dụng trên 1 triệu liều. Ảnh: AVAC.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Philippines Deogracias Victor B.Savellano chia sẻ: “Nhìn chung ngành chăn nuôi của Philippines đã tự cung tự cấp được trong mảng gia cầm, đáp ứng đủ nhu cầu. Tuy nhiên, với gia súc vẫn thiếu và đang phải nhập khẩu từ các nước khác. Vừa qua Philippines đã phải chịu những ảnh hưởng nặng nề bởi ASF”.

“Chuyến làm việc lần này tại Việt Nam chúng tôi rất vui mừng khi được biết thêm những tiến bộ và các thành tích của Việt Nam trong việc sản xuất vacxin ASF. Chúng tôi được học tập những kinh nghiệm tốt từ Việt Nam để có những giải pháp khống chế bệnh ASF ở Philippines.

Vacxin ASF của Việt Nam phát triển đang đi qua các bước thử nghiệm, phía Philippines đang chờ đợi những kết quả. Sau khi có những báo cáo và kết quả đầy đủ các quy trình, chúng tôi hy vọng sẽ sử dụng được vacxin này ở Philippines”, Thứ trưởng Deogracias Victor B.Savellano nói thêm.

Xem thêm
Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP

Tháng 11/2024, 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn (Nghệ An) và huyện Kbang (Gia Lai) chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.