| Hotline: 0983.970.780

Quan tâm đào tạo nghề tại vùng đặc biệt khó khăn

Chủ Nhật 17/12/2023 , 21:00 (GMT+7)

Bắc Kạn Cùng với hỗ trợ các mô hình sản xuất, tại những khu vực đặc biệt khó khăn, người lao động được hỗ trợ đào tạo nghề, tìm việc làm giúp giảm nghèo bền vững.

Năm 2022 tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều của huyện Ngân Sơn (Bắc Kạn) hơn 47,5%, giảm 3,76% so với năm 2021, thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 22,7 triệu đồng/người/năm. Riêng năm 2023, qua rà soát sơ bộ, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn hơn 44,2%, giảm hơn 3,3% so với năm trước.

Bên cạnh dồn lực hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo, năm 2023 huyện Ngân Sơn đã tổ chức khoảng 30 lớp đào tạo nghề ngắn hạn, với hàng trăm người tham gia. 

Lớp đào tạo nghề trồng và khai thác rừng tại xã Thượng Quan (huyện Ngân Sơn). Ảnh: CTTĐT Ngân Sơn.

Lớp đào tạo nghề trồng và khai thác rừng tại xã Thượng Quan (huyện Ngân Sơn). Ảnh: CTTĐT Ngân Sơn.

Ngành nghề đào tạo chủ yếu sản xuất nông nghiệp, xây dựng, nấu ăn, đào tạo nghề trồng và khai thác rừng … Qua các lớp học nghề giúp người lao động thay đổi thói quen canh tác truyền thống sang hướng tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật để tăng năng suất, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, nâng cao thu nhập.

Chị Hoàng Thị Nhung (xã Thượng Quan, huyện Ngân Sơn) cho biết, gia đình có hơn 5.000m2 rừng, trước đây chỉ trồng theo kinh nghiệm, sau khi tham gia học nghề về trồng rừng và khai thác rừng, bản thân có thêm kiến thức để trồng rừng hiệu quả hơn. Sau khi đào tạo nắm được chu trình sinh trưởng, chăm sóc cây từ khi trồng đến lúc khai thác nên sẽ áp dụng được vào thực tế.

Hiện nay, huyện Ngân Sơn thực hiện dạy nghề theo Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn” theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng.

Trong đó huyện ưu tiên đào tạo lao động nông thôn, lao động thuộc diện hưởng chính sách người có công với cách mạng, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp.

Huyện Ngân Sơn tổ chức tư vấn, ngày hội việc làm cho người lao động, thanh niên ở khu vực nông thôn.Ảnh: Ngọc Tú. 

Huyện Ngân Sơn tổ chức tư vấn, ngày hội việc làm cho người lao động, thanh niên ở khu vực nông thôn.Ảnh: Ngọc Tú. 

Bên cạnh đó đào tạo nghề cho người nghèo có nhu cầu học nghề, nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ năng thực hành, phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng dịch vụ. Nhiều hộ nghèo sau đào tạo tiếp cận được thị trường lao động ở nước ngoài hoặc tại các khu công nghiệp tại những tỉnh trong khu vực.

Để có thêm nguồn lực, huyện Ngân Sơn cũng khuyến khích các doanh nghiệp tổ chức dạy nghề cho lao động thuộc hộ nghèo gắn với tạo việc làm, dạy nghề phù họp với cơ cấu lao động, cơ cấu ngành nghề thế mạnh của địa phương. Ưu tiên dạy các nghề có thể tự tạo việc làm tại chỗ, những nghề có nhu cầu cao, có khả năng tìm được việc làm trên thị trường.

Ngoài ra, huyện Ngân Sơn cũng hỗ trợ học phí học nghề cho lao động thuộc hộ nông dân bị thu hồi đất để thực hiện công trình dự án phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng.

Song song với công tác đào tạo nghề, huyện Ngân Sơn cũng thực hiện đồng bộ chính sách ưu đãi đối với những doanh nghiệp mở rộng hoạt động ở các xã khó khăn hoặc thu hút nhiều lao động là người nghèo. Cụ thể ưu đãi về thuế, tiền thuê đất để doanh nghiệp phát triển các nghề có thu nhập cao, tạo ra nhiều việc làm mới cho người lao động nói chung, người nghèo nói riêng.

Hàng năm, huyện rà soát tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cơ sở dân doanh ổn định phát triển sản xuất, làm tiền đề duy trì và tạo thêm việc làm mới ở địa phương.

Ông Phạm Ngọc Thịnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Ngân Sơn cho biết, bên cạnh đào tạo nghề, từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, huyện có ngân sách tổ chức các phiên tư vấn hướng nghiệp, giao dịch việc làm tại các xã. Huyện cũng tổ chức thu thập, phân tích, dự báo thị trường lao động, tổ chức khảo sát, điều tra thu thập thông tin thị trường lao động tại 10/10 xã, thị trấn.

Hướng dẫn người dân ủ thức ăn phục vụ chăn nuôi gia súc. Ảnh: Ngọc Tú. 

Hướng dẫn người dân ủ thức ăn phục vụ chăn nuôi gia súc. Ảnh: Ngọc Tú. 

Tại các phiên tư vấn hướng nghiệp các đơn vị, doanh nghiệp đã quảng bá, giới thiệu những hình thức đào tạo nghề nghiệp, tư vấn tuyển sinh, tuyển dụng lao động, việc làm. Từ đó nhiều lao động tại địa phương đã tìm được việc làm, các ngành nghề tuyển dụng cũng rất đa dạng như may công nghiệp, chế biến món ăn, nông nghiệp, cơ khí, điện lạnh, điện tử.

Xem thêm
Làng nghề làm khô cá đồng Tân Châu tất bật vào vụ Tết

An Giang Sản phẩm từ làng nghề làm khô cá đồng tại Tân Châu ngày càng được mở rộng kênh tiêu thụ thông qua thương mại điện tử, giúp nâng cao giá trị sản phẩm.

Quỹ Vì Tầm Vóc Việt: Mục tiêu trở thành quỹ xã hội hàng đầu

Trong giai đoạn 2025-2034, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VTVV) đặt mục tiêu dẫn đầu về chăm sóc sức khỏe học đường, bảo vệ trẻ em và phát triển phụ nữ.

Hà Nội sắp đưa vào sử dụng gần 6.000 căn nhà ở xã hội

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2024 - 2025.

Thu ngân sách Nhà nước đạt hơn 97% dự toán

Sau 10 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.654,2 nghìn tỷ đồng, bằng 97,2% dự toán năm và tăng 17,3% so với cùng kỳ 2023.