| Hotline: 0983.970.780

Quảng Bình: Tổ đoàn kết khai thác biển

Thứ Năm 09/09/2010 , 10:19 (GMT+7)

Sở NN-PTNT Quảng Bình vừa tổ chức hội thảo tổng kết, đánh giá về hiệu quả hoạt động các Tổ đoàn kết khai thác biển.

TĐK đánh cá trên biển giúp ngư dân tăng thêm sản lượng đánh bắt

Sở NN-PTNT Quảng Bình vừa tổ chức hội thảo tổng kết, đánh giá về hiệu quả hoạt động và các giải pháp để các Tổ đoàn kết (TĐK) khai thác hải sản trên biển.

Đến nay, toàn tỉnh đã thành lập được 235 TĐK khai thác hải sản trên biển với 1.402/1.816 tàu (đạt trên 77% số lượng tàu thuyền có công suất trên 20CV) thu hút 8.881 thuyền viên tham gia, tăng 53 tổ TĐK so với năm 2009. Quảng Bình được đánh giá là địa phương dẫn đầu cả nước về số lượng TĐK. Hầu hết, các TĐK khai thác tập trung vào các nghề: mành chụp, nghề câu, nghề vây, nghề rập...

Hội thảo đã nghe của 6 đại diện TĐK ở các xã Cảnh Dương, Quảng Phúc (Quảng Trạch), Bảo Ninh (Đồng Hới), Đức Trạch (Bố Trạch) và Đồn Biên phòng 184 báo cáo tham luận. Nhiều ý kiến đã nêu lên những ưu điểm chung của TĐK khai thác hải sản trên biển là: tương trợ, giúp đỡ nhau trong sản xuất, tăng thêm sản lượng đánh bắt, tiêu thụ sản phẩm; thông tin ngư trường, thông tin áp thấp nhiệt đới và phối hợp tìm kiếm cứu nạn khi có sự cố xảy ra; phát huy tình đoàn kết, tình làng nghĩa xóm và gắn bó giữa ngư dân...

Tuy nhiên, bên cạnh đó, mô hình TĐK khai thác hải sản hiện nay vẫn còn những hạn chế. Theo ông Trần Đình Du - PGĐ Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Bình thì: “Nhận thức của ngư dân về vai trò, ý nghĩa của các TĐK chưa cao nên một số tổ được thành lập nhưng hoạt động chưa đúng cam kết và quy ước; hệ thống thông tin, liên lạc giữa các tàu thuyền trong tổ và giữa các tàu thuyền với đất liền còn thiếu (chưa được trang bị máy ICom, máy trực canh); một số tàu thuyền chưa trang bị đầy đủ phao cứu sinh, các thiết bị an toàn, không đem theo đầy đủ hồ sơ, giấy tờ cần thiết khi đi biển cho các thuyền viên trên tàu; nhiều thuyền trưởng vẫn dấu ngư trường khai thác, khai báo tọa độ đánh bắt không chính xác...”.

Theo đó, một số giải pháp cụ thể được đưa ra nhằm duy trì hoạt động các TĐK mang tính bền vững và hiệu quả như: tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn ngư dân hiểu rõ lợi ích thiết thực trong việc thành lập TĐK; đổi mới quy chế và phương pháp hoạt động của TĐK phù hợp với từng địa phương; hỗ trợ máy ICom, phao cứu sinh và hỗ trợ lãi suất để đóng mới tàu thuyền, ngư cụ; tập huấn nghiệp vụ đi biển, cứu hộ cứu nạn, sử dụng trang thiết bị thông tin liên lạc cho các thuyền viên; xây dựng và sử dụng nguồn quỹ chính đáng... nhằm góp phần giúp các TĐK hoạt động một cách bền vững và có hiệu quả hơn.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Hà Nội có hơn 2.700 sản phẩm OCOP, nhiều nhất cả nước

Tính đến tháng 4/2024, 63 tỉnh/thành trên phạm vi toàn quốc đã đánh giá, phân hạng được 12.075 sản phẩm OCOP, trong đó Hà Nội có 2.711 sản phẩm, chiếm số lượng nhiều nhất.