| Hotline: 0983.970.780

Quảng Ngãi lên kế hoạch trồng gần 1.000ha dược liệu

Thứ Hai 15/07/2019 , 09:30 (GMT+7)

​Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa phê duyệt kế hoạch​ phát triển các vùng chuyên canh cây dược liệu có giá trị kinh tế cao trên địa bàn 6 huyện: Mộ Đức, Ba Tơ, Sơn Hà, Trà Bồng, Tây Trà và Sơn Tây.

14-32-22_1
Quảng Ngãi sẽ trồng thử nghiệm sâm Ngọc Linh.

​Theo kế hoạch, từ nay đến năm 2020, trên cơ sở xác lập vùng trồng cây gỗ lớn trong Quy hoạch rừng sản xuất và rừng phòng hộ được giao khoán cho các hộ dân theo Quyết định số 2480/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh sẽ kết hợp trồng các loài cây dược liệu dưới tán rừng cây gỗ lớn và rừng tự nhiên.

Các loài dược liệu có thế mạnh, phù hợp đất Quảng Ngãi được ưu tiên phát triển gồm quế, đinh lăng, gừng, nghệ; dược liệu trồng thử nghiệm là ba kích, đảng sâm, sâm Ngọc Linh, sa nhân... Dự kiến tổng diện tích trồng dược liệu đến năm 2020 khoảng 989,1ha. Cụ thể, 14,5ha đinh lăng, kim tiền thảo, gừng, nghệ, ba kích tại các xã Đức Lân, Đức Hòa, thị trấn Mộ Đức (Mộ Đức); 15ha ba kích, sa nhân tại các xã và thị trấn Ba Tơ (Ba Tơ); 46,6ha đinh lăng, ba kích ở xã Sơn Thành, Sơn Cao (Sơn Hà).

Phát triển 155ha đinh lăng, gừng, sả, nghệ, ba kích, đảng sâm, sâm Ngọc Linh, quế tại các xã: Trà Bình, Trà Phú, Trà Sơn, Trà Thủy, Trà Lâm, Trà Giang, Trà Tân, Trà Bùi và thị trấn Trà Xuân (Trà Bồng); 604ha gừng, quế tại xã Trà Quân, Trà Lãnh, Trà Nham (Tây Trà); 154ha sa nhân, ba kích, đảng sâm, nghệ, gừng, đinh lăng, quế trên địa bàn xã: Sơn Lập, Sơn Long, Sơn Bua, Sơn Màu, Sơn Liên (Sơn Tây).

Định hướng đến năm 2025 tiếp tục mở rộng diện tích và chủng loại dược liệu hàng hóa có ưu thế trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, tiếp tục trồng thử nghiệm (kim tiền thảo, ba kích, cà gai leo, lô hội, đảng sâm, sa nhân, sâm Ngọc Linh) và trồng cải tạo, bổ sung, thay thế diện tích cây dược liệu đã khai thác; duy trì, phát triển có hiệu quả diện tích cây dược liệu hiện có trên địa bàn tỉnh.

Xem thêm
Nuôi dê chủ yếu bằng trái cây

ĐẮK NÔNG Thức ăn của đàn dê chủ yếu là những thứ có sẵn trong vườn như mít, chuối, cỏ ngọt nên thịt dê đạt chất lượng cao, thương lái 'tranh nhau mua'.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Phủ xanh quần đảo Trường Sa

Giữa mênh mông biển khơi, đoàn cán bộ của Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam vẫn quyết tâm vượt sóng gió, đưa cây, con giống ra phủ xanh quần đảo Trường Sa.