| Hotline: 0983.970.780

Quảng Ninh dành nhiều nguồn lực cho khoa học công nghệ nông nghiệp

Thứ Ba 13/08/2024 , 06:07 (GMT+7)

Nhiều năm qua, Quảng Ninh đã dành từ 6 - 7% ngân sách thường xuyên mỗi năm, tương đương 600 - 800 tỷ đồng cho khoa học công nghệ, trong đó có ngành nông nghiệp.

Công ty TNHH Việt Úc Quảng Ninh mỗi năm cung cấp 1,5 tỷ tôm giống chất lượng cao. Ảnh: Nguyễn Thành.

Công ty TNHH Việt Úc Quảng Ninh mỗi năm cung cấp 1,5 tỷ tôm giống chất lượng cao. Ảnh: Nguyễn Thành.

Với định hướng gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp và phát triển bền vững, những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ngày càng xuất hiện nhiều hộ dân, HTX, doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư, ứng dụng công nghệ cao trong trong nông nghiệp.

Gia đình ông Nguyễn Văn Cử (xã Quảng Thịnh, huyện Hải Hà) là một trong những hộ đầu tiên ứng dụng mô hình tưới tiết kiệm ở địa phương, từ đó tiết kiệm và rút ngắn thời gian tưới nước, giúp cây sinh trưởng tốt hơn.

Cụ thể, ông Cử đã lắp đặt 6 trụ tưới trên tổng diện tích 6.000m2 trồng chè Ngọc Thúy, các trụ này sẽ tự động quay và tưới phun xung quanh trên cơ sở tận dụng nguồn nước sẵn có của gia đình. Tổng chi phí đầu tư là 100 triệu đồng, trong đó gia đình được hỗ trợ 70%. Từ khi ứng dụng mô hình, mỗi năm gia đình ông Cử thu hoạch được 7 lứa chè, tăng 1 lứa so với trước đây. Tổng sản lượng chè ước đạt 20 tấn/năm, cho doanh thu hơn 100 triệu động.

Không chỉ riêng gia đình ông Cử, rất nhiều hộ dân đã quyết tâm đầu tư, ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất nông nghiệp. Những mô hình nông nghiệp công nghệ cao đã góp phần giảm sức lao động, tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất sản phẩm, từ đó mang đến doanh thu ổn định, giúp nông dân nâng cao chất lượng sống.

Trong nhiều năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã dành từ 6 - 7% ngân sách thường xuyên mỗi năm, tương đương 600 – 800 tỷ đồng cho khoa học công nghệ, trong đó có ngành nông nghiệp. Theo đó, tỉnh triển khai cơ chế đầu tư gắn với liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp với cơ chế hỗ trợ đến 70% lãi suất đầu tư sản xuất trong 5 - 8 năm; khuyến khích phát triển nông nghiệp hữu cơ; hỗ trợ về mặt bằng, lãi suất, thủ tục hành chính…  

Bên cạnh những mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong doanh nghiệp, hộ nông dân, HTX, hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã xuất hiện nhiều khu ứng dụng công nghệ cao về nông nghiệp và thủy sản. Có thể kể đến như Khu Nông nghiệp Ứng dụng công nghệ cao tại xã Hồng Thái (thị xã Đông Triều), Khu phức hợp Sản xuất tôm giống chất lượng cao của Tập đoàn Việt – Úc (huyện Đầm Hà)…

Mô hình trồng ổi theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Sơn Dương, TP Hạ Long. Ảnh: Nguyễn Thành.

Mô hình trồng ổi theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Sơn Dương, TP Hạ Long. Ảnh: Nguyễn Thành.

Cùng với việc ứng dụng công nghệ cao, đến nay, ngành nông nghiệp Quảng Ninh đã và đang duy trì các vùng sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn, quy chuẩn về chất lượng, an toàn thực phẩm với diện tích được chứng nhận VietGAP hơn 322ha. Toàn tỉnh đã cấp được 62 mã số vùng trồng (trong đó có 46 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu và 16 mã số vùng trồng phục vụ nội tiêu) với tổng diện tích trên 1.520ha và 9 mã số cơ sở đóng gói.

Đồng thời, tiếp tục duy trì, cập nhật dữ liệu tại mô hình chuẩn hóa dữ liệu mã số vùng trồng theo hệ thống/tiêu chuẩn OTAS phục vụ nội tiêu và xuất khẩu với tổng diện tích 60ha; duy trì các vùng sản xuất hàng hóa tập trung khoảng 6.300ha đối với các sản phẩm rau, lúa chất lượng, lúa nếp cái hoa vàng, cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm, hoa, cây cảnh.

Thời gian qua, các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ngày càng phát triển theo chiều sâu, giàu hàm lượng khoa học công nghệ; sản xuất gắn với bảo vệ môi trường, tạo thành các vùng canh tác có chất lượng tốt và an toàn. Từ đó, các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh từng bước chiếm lĩnh được nhiều thị trường trong và ngoài nước, đem lại giá trị kinh tế cao.

Ông Nguyễn Minh Sơn, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh cho biết: “Năm 2024, ngành nông nghiệp Quảng Ninh tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực có giá trị tăng cao; thúc đẩy ứng dụng KH-CN gắn với cơ giới hóa và phát triển công nghiệp chế biến nông sản; tăng cường chế biến đa dạng hóa sản phẩm, truy xuất nguồn gốc, phát triển liên kết sản xuất tạo chuỗi giá trị”.

Xem thêm
Có nhiều hộ chăn nuôi chủ quan với bệnh dịch trên động vật hoang dã

35% người chăn nuôi động vật hoang dã không nhận thức được nguy cơ lây bệnh từ những con vật này sang người. 

Hoàn thành chi trả bồi thường cho các hộ dân có bò sữa bị thiệt hại

Lâm Đồng Công ty Navetco đã hoàn thành chi trả tiền bồi thường cho 350/350 hộ dân ở Lâm Đồng có bò sữa bị thiệt hại với số tiền hơn 41 tỷ đồng vào ngày 21/12.

Thời cơ thuận lợi để phát triển cây ca cao

Sau nhiều thăng trầm, giảm mạnh diện tích, cây ca cao vẫn có chỗ đứng ở Bà Rịa – Vũng Tàu và đang mang lại niềm vui cho nông dân nhờ giá tăng cao.