| Hotline: 0983.970.780

Quảng Ninh 'khát' con giống thủy sản

Thứ Ba 18/06/2024 , 14:23 (GMT+7)

Hiện nay, nhu cầu về giống thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh khoảng 8 tỷ con/năm. Tuy nhiên, các cơ sở sản xuất giống mới chỉ đáp ứng khoảng 45% số lượng.

Việt Úc Quảng Ninh mỗi năm cung cấp ra thị trường khoảng 1,5 tỷ con giống tôm. Ảnh: Nguyễn Thành.

Việt Úc Quảng Ninh mỗi năm cung cấp ra thị trường khoảng 1,5 tỷ con giống tôm. Ảnh: Nguyễn Thành.

Hiện nay, tỉnh Quảng Ninh đã hình thành vùng nuôi trồng thủy sản tập trung như vùng nuôi tôm 9.600ha, vùng nuôi nhuyễn thể gần 4.400ha, vùng nuôi cá song 550ha... Diện tích nuôi trên địa bàn tỉnh đạt trên 32.000ha với 10.400 cơ sở nuôi trồng thuỷ sản, trong đó có trên 3.000 cơ sở nuôi tôm, 690 cơ sở nuôi cá biển, 1.400 cơ sở nuôi nhuyễn thể... tập trung chủ yếu ở các địa phương ven biển từ TX Quảng Yên đến TP Móng Cái.

Do diện tích cùng số lượng cơ sở nuôi trồng thủy sản lớn, kéo theo đó, nhu cầu về con giống thủy sản cũng tăng cao. Vì vậy, tỉnh Quảng Ninh đang tập trung giải bài toán con giống trong nuôi trồng thủy sản.

Cụ thể, về sản xuất giống cá biển, toàn tỉnh có 2 cơ sở sản xuất cá biển chính gồm HTX sản xuất giống và nuôi trồng thủy sản Bắc Việt tại huyện Đầm Hà, doanh nghiệp tư nhân Phương Anh tại TP Móng Cái và một số đơn vị khác đã đầu tư công nghệ sản xuất giống.

Hiện nay, sản xuất giống cá biển tại Quảng Ninh đáp ứng khoảng 35% nhu cầu thị trường. Được biết, các đơn vị này đang quy hoạch, mở rộng các cơ sở sản xuất giống cá biển trên địa bàn huyện Đầm Hà và TP Móng Cái. Đối tượng sản xuất giống chính là cá vược, cá song, cá chim vây vàng,...

Về sản xuất giống nhuyễn thể, ngày 28/9/2020, Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh và Ninh Bình đã ký Bản ghi nhớ về việc phối hợp cung ứng, quản lý chất lượng giống nhuyễn thể giữa 2 tỉnh Ninh Bình và Quảng Ninh. Việc ký kết nhằm thúc đẩy nghề nuôi nhuyễn thể theo hướng bền vững, phát huy được tiềm năng, lợi thế của hai tỉnh Ninh Bình - Quảng Ninh, đồng thời tạo lập mối liên kết, nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng giống thủy sản.

Trong gần 4 năm kể từ ngày ký kết, việc thực hiện Bản ghi nhớ đã giúp hình thành chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nhuyễn thể bền vững. Hai địa phương cũng thống nhất cần nghiên cứu thành lập một trung tâm sản xuất giống bố mẹ chất lượng cao, giúp chuẩn hóa đầu vào và hạn chế các dịch bệnh có thể phát sinh. 

Tỉnh Quảng Ninh có tiềm năng lớn để phát triển nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Viết Cường.

Tỉnh Quảng Ninh có tiềm năng lớn để phát triển nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Viết Cường.

Nhằm đáp ứng nhu cầu con giống thủy sản tốt, không dịch bệnh để cung cấp cho người dân, hạn chế khai thác quá mức nguồn thủy sản trên địa bàn, tỉnh cũng tăng cường thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất.

Theo Chi cục Thủy sản tỉnh Quảng Ninh, hiện toàn tỉnh có 16 cơ sở (12 cơ sở sản xuất giống nước mặn lợ, 04 cơ sở sản xuất giống nước ngọt) và có trên 20 cơ sở ương dưỡng theo quy mô hộ gia đình, hàng năm sản xuất khoảng 3 tỷ con giống, (tăng 1,9 tỷ con so với năm 2013), riêng Công ty Việt Úc - Quảng Ninh sản xuất khoảng 1,5 tỷ tôm giống/năm, còn lại là các loài nhuyễn thể, cá biển...

Các cơ sở này đều đã được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản. Số lượng giống sản xuất, ương dưỡng tại chỗ trong 5 tháng đầu năm 2023 được 1,9 tỷ con giống (trong đó giống tôm 1.650 triệu con, cá biển 4,3 triệu con, nhuyễn thể 180 triệu con, cá nước ngọt 25 triệu con, đối tượng khác 45 triệu con), đáp ứng 45% nhu cầu giống thả nuôi.

Hiện nay, tổng nhu cầu giống thủy sản thả nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh vào khoảng 7,5 - 8 tỷ con giống/năm; trong đó, giống tôm khoảng 3-3,2 tỷ con/năm; giống nhuyễn thể (hàu, ngao, nghêu...) khoảng 4,2-4,5 tỷ con/năm; giống cá biển khoảng 55 triệu con/năm; giống cá nước ngọt 50 triệu con/năm.

Tỉnh Quảng Ninh phấn đấu đến năm 2025 đáp ứng cơ bản 70% nhu cầu về con giống thủy sản chất lượng cao, sạch bệnh cho các cơ sở nuôi biển trên địa bàn, từ đó, phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững.

Tỉnh Quảng Ninh đặt mục tiêu đến năm 2030 phát triển sản xuất giống thuỷ sản chất lượng cao, đưa Quảng Ninh thành trung tâm sản xuất giống khu vực phía Bắc với các đối tượng chủ lực như tôm, cá biển tại Đầm Hà; giống nhuyễn thể, rong tảo biển tại Vân Đồn; chủ động việc cung ứng vật tư đầu vào (vật liệu, giống, thức ăn, thuốc...).

Xem thêm
Từ tiểu thương bán rau đến đại lý cấp I kinh doanh heo giống, cám Japfa

Quảng Ngãi Năm 2012, chị Duyên quyết định dồn hết vốn liếng xây dựng trại nuôi 50 heo thịt và mở cửa hàng kinh doanh cám của Japfa Việt Nam. Hướng đi này giúp chị thành công.

Đắk Lắk bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ vacxin

ĐẮK LẮK UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các địa phương phải bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ, đúng loại vacxin.

Hưng Long 555- ‘lựa chọn vàng’ cho nông dân ĐBSCL và Đông Nam bộ

ĐBSCL Giống lúa Hưng Long 555 khẳng định vị thế tại ĐBSCL và Đông Nam bộ nhờ năng suất cao, chất lượng gạo tốt, chống chịu sâu bệnh, mang hiệu quả kinh tế cao nông dân.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

150 doanh nghiệp tham gia Analytica Việt Nam 2025

150 doanh nghiệp với 300 gian hàng tham gia Triển lãm Quốc tế lần thứ 8 về công nghệ phân tích, thí nghiệm, chẩn đoán và công nghệ sinh học tại Việt Nam.

Công chiếu phim tài liệu ‘Dưới tán rừng Ngọc Linh’

Bộ phim tài liệu đã tái hiện sinh động về nguồn gốc, quá trình bảo tồn, phát triển loại sâm quý hiếm trên đỉnh núi Ngọc Linh.

Bình luận mới nhất