| Hotline: 0983.970.780

Quảng Trị khôi phục sản xuất sau rét đậm

Thứ Bảy 12/02/2011 , 22:39 (GMT+7)

Ngành Nông nghiệp tỉnh Quảng Trị đang tích cực hướng dẫn bà con nông dân kịp thời khôi phục sản xuất sau đợt rét đậm kéo dài gây thiệt hại rất lớn cho cây trồng cật nuôi.

Tận dụng những ngày nắng ấm áp đầu năm mới, ngành Nông nghiệp tỉnh Quảng Trị tích cực hướng dẫn bà con nông dân kịp thời khôi phục sản xuất sau đợt rét đậm kéo dài gây thiệt hại rất lớn cho cây trồng cật nuôi.

Nông dân huyện Hải Lăng gieo lúa sạ hàng.

Sau những ngày đi kiểm tra tình hình sản xuất vụ đông xuân tại cơ sở, sáng 10/2, Sở NN-PTNT Quảng Trị đã tổ chức hội nghị đánh giá tình hình sản xuất vụ đông xuân và tìm giải pháp khôi phục sản xuất sau rét. Ông Nguyễn Văn Bài - Giám đốc Sở NN-PTNT Quảng Trị, nhấn mạnh tại hội nghị: Bước vào vụ đông xuân 2010 - 2011, rét đậm kéo dài liên tục nhiều ngày trong thời điểm nông dân triển khai gieo trồng vụ đông xuân nên đã làm ảnh hưởng lớn đến tiến độ sản xuất và quá trình sinh trưởng của cây trồng vật nuôi. Chỉ riêng trong tháng 1/2011, Quảng Trị phải chịu đến 3 đợt không khí lạnh tăng cường vào các ngày 14, 21 và 28/1, ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của các đợt tăng cường yếu vào ngày 5/1. Riêng từ 29 đến 31/1 vùng đồng bằng có rét đậm, miền núi có rét hại.

Kế hoạch sản xuất đông xuân 2010 - 2011, tỉnh Quảng Trị gieo cấy hơn 24 ngàn ha lúa. Các địa phương trong tỉnh đã tiến hành gieo lúa đại trà từ 25/12/2010, kết thúc 15/1/2011 theo lịch thời vụ của Sở đề ra. Đến 8/2, toàn tỉnh Quảng Trị cơ bản gieo cấy xong diện tích lúa, lạc, ngô... Tuy nhiên, rét đậm kéo dài đã làm cho hơn 5.800 ha lúa mới gieo bị ảnh hưởng, trong đó có gần 2.900 ha lúa bị chết trên 70% diện tích cần phải gieo lại. Bà con nông dân đã tích cực tận dụng những ngày thời tiết ấm áp từ sau tết đến nay đã gieo lại được 885 ha, số diện tích còn lại đang được tiếp tục gieo. Rét đậm cũng làm ảnh hưởng tiến độ sản xuất một số cây trồng khác như ngô, sắn, lạc…

Theo ông Nguyễn Văn Bài, rét đậm đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đàn vật nuôi, nhất là các huyện miền núi. Mặc dù thường xuyên được cơ quan chuyên môn đôn đốc, nhắc nhở nhưng do tập quán chăn nuôi thả rong của bà con miền núi không có chuồng chại , thiếu thức ăn dự phòng... nên khi gặp rét đậm, rét hại đã xuất hiện dịch LMLM rãi rác. Riêng trâu bò chết vì mưa rét đến 827 con, trong đó trâu có 479 con.

Trước những tình hình khó khăn, bất lợi về thời tiết như vậy, Sở NN-PTNT Quảng Trị không ngừng tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn các huyện, thành phố, thị xã, cử cán bộ về tận cơ sở giúp các địa phương chống rét, khôi phục sản xuất. Theo ông Nguyễn Văn Bài, các huyện, thị xã, thành phố cần tập trung thực hiện tốt các biện pháp sau để khôi phục sản xuất sau rét đậm, cụ thể: Đối với giống lúa dài ngày gieo trà đầu như Xi35366, P6…, cần kiểm tra tình hình sinh trưởng thực tế của cây lúa để tỉa dặm, chăm bón phù hợp. Với giống lúa ngắn ngày gieo trà cuối như Khang dân, HT1... bị ảnh hưởng nặng do rét cần kiểm tra kỹ nhằm có biện pháp xử lý kịp thời, phù hợp. Ruộng đã gieo có tỷ lệ cây chết dưới 20% không cần tỉa dặm, tranh thủ nắng ấm, tăng cường xới xáo, bón phân lân, phân chuồng, phân hữu cơ để lúa nhanh phục hồi ra rễ ới. Ruộng có tỷ lệ lúa chết 20 đến 50% cần tiến hành tỉa dặm, bón phân thúc để kích thích lúa đẻ nhánh bảo đảm mật độ. Ruộng lúa có tỷ lệ cây chết từ 50 đến 70% cần nhổ cây dồn lại, phần đất trống có thể gieo lại hoặc chuyển đổi cây trồng phù hợp. Ruộng lúa có tỷ lệ cây chết trên 70% cần sử dụng các giống ngắn ngày và cực ngắn còn trong dân khẩn trương gieo lại. Trong trường hợp quá trễ về thời vụ thì tuỳ tình hình thực tế để chuyển đổi sang cây trồng khác phù hợp.

Các diện tích lúa sau rét cây còn yếu, khi nhổ lên thấy rễ bị đen, không được dùng phân đạm để bón và không phun thuốc trừ sâu khi lá lúa còn bị bạc, cây con chưa phục hồi. Nên dùng các loại phân chuồng hoai mục, phân lân, tro bếp, phân sinh học... kết hợp xới xáo để kích thích rễ phát triển. Các loại cây lạc, ngô, sắn... bị ảnh hưởng giảm mật độ, cần xen các giống ngô ngắn ngày hoặc đậu xanh... để kịp thời vụ...

Với chăn nuôi tăng cường tiêm phòng cho đàn gia súc, hướng dẫn bà con cũng cố chuồng trại che chắn giữ ấm. Kiểm tra phát hiện sớm dịch bệnh, nếu phát hiện dịch bệnh bà con cần sớm báo cho cơ quan chuyên môn thú ý để có biện pháp xử lý thích hợp, hạn chế dịch bệnh lây lan.

Ông Nguyễn Văn Bài nhắc nhở các huyện thị, thành phố tích cực chỉ đạo quyết liệt trong việc khắc phục sản xuất sau rét, cần thường xuyên tổ chức thăm đồng để có biện pháp xử lý kịp thời chống úng, chống rét cho lúa. Các huyện Triệu Phong, Hải Lăng, Gio Linh tuy ảnh hưởng rét rất đậm nhưng đã làm tốt trong vấn đề khôi phục sản xuất.Về giống để gieo lại, theo ông Bài cần xem lại giống trong dân có chất lượng không, đã làm muộn mà giống kém thì năng suất sẽ bị ảnh hưởng.

Vì vậy, tất cả các huyện, thị, thành phố, ban ngành phải cùng nhau tìm cách khắc phục. Huyện cần khẩn trương trích nguồn dự trữ hỗ trợ giống cho dân, đề nghị Trung ưong hỗ trợ kinh phí bù đắp cho nông dân mua giống, quyết không để ruộng bị trống. Các nghành chuyên môn tăng cường giúp đỡ bà con nông dân, giúp đỡ có địa chỉ để bà con dễ liên hệ. Chi cục BVTV cần tăng cường công tác dự báo....Nếu chúng ta khắc phục đồng bộ trong sản xuất với quyết tâm cao nhất thì ngành Nông nghiệp Quảng Trị sẽ sớm vượt qua được khó khăn này...

Xem thêm
Thủ tướng: Kiểm tra, giám sát từ đầu, tránh tích tụ vi phạm

Họp Chính phủ thường kỳ tháng 4, Thủ tướng lưu ý tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ lúc bắt đầu, không để vi phạm nhỏ tích tụ lại thành sai phạm lớn.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).