| Hotline: 0983.970.780

Quảng Trị phấn đấu có ít nhất 27 sản phẩm OCOP

Thứ Ba 13/04/2021 , 18:32 (GMT+7)

UBND tỉnh Quảng Trị vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2021 trên địa bàn tỉnh.

Gạo sạch Triệu Phong là sản phẩm OCOP của tỉnh Quảng Trị. Ảnh: CĐ.

Gạo sạch Triệu Phong là sản phẩm OCOP của tỉnh Quảng Trị. Ảnh: CĐ.

Theo đó, chương trình đặt mục tiêu hoàn thiện/nâng cấp và tiêu chuẩn hóa, công nhận ít nhất 23 sản phẩm đạt 3 sao và 2 sản phẩm đạt 4 sao cấp tỉnh; lựa chọn từ 1 - 2 ý tưởng sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch, kết hợp bảo tồn các giá trị văn hóa để xây dựng sản phẩm OCOP.

Lựa chọn từ 2- 4 sản phẩm có thế mạnh, đặc trưng của địa phương để xây dựng sản phẩm 5 sao cho giai đoạn 2021-2025.

Đồng thời tập trung củng cố, hoàn thiện tổ chức sản xuất theo hướng liên kết giữa các hộ sản xuất với hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp. Phấn đấu có tối thiểu 15 tổ chức kinh tế (doanh nghiệp, HTX) tham gia Chương trình OCOP; có 4 - 6 HTX nông nghiệp có sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP.

Ngoài ra, chương trình cũng ưu tiên kinh phí để đào tạo, tập huấn kiến thức chuyên môn quản lý sản xuất, kinh doanh và tham gia triển khai thực hiện Chương trình OCOP cho 200 cán bộ quản lý nhà nước (cấp tỉnh, huyện, xã) và 100% chủ doanh nghiệp, HTX, chủ hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh tham gia chương trình.

Tăng cường công tác tuyên truyền để 100% chủ thể sản phẩm OCOP nắm được thông tin, trên 70% chủ thể sản phẩm OCOP được tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá giới thiệu sản phẩm OCOP trong nước và quốc tế (nếu có); 50% - 70 % sản phẩm OCOP giai đoạn 2019 - 2020 tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại được đàm phán, ký kết biên bản ghi nhớ, hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.

Được biết, trên cơ sở 6 nhóm sản phẩm của chương trình lựa chọn các sản phẩm OCOP chủ lực, đặc sản, đặc trưng dựa theo các tiêu chí như: Có tính độc đáo của địa phương, có khả năng trở thành sản phẩm hàng hóa mang đặc trưng riêng của Quảng Trị; sản phẩm có quy mô sản xuất lớn, có tiềm năng thị trường tiêu thụ trong nước và hướng tới xuất khẩu, năm 2021 có 66 ý tưởng sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình OCOP.

Các địa phương sẽ tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm trước ngày 15/10/2021. Ở quy mô cấp tỉnh sẽ tiến hành đánh giá, phân hạng sản phẩm thành hai đợt, muộn nhất là hoàn thành trước ngày 20/11/2021.

Xem thêm
Tỉnh Phú Thọ còn 15.983 hộ nghèo

Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Phú Thọ do các hộ thiếu vốn sản xuất, kinh doanh, không có lao động, gia đình có người ốm đau, bệnh tật...

'Nông dân số' ở làng cổ Đường Lâm

Từ mục đích lưu giữ kỷ niệm trên Tiktok, anh Chế 'Ba Vì' dần chuyển đổi những nội dung trên kênh sang giới thiệu nông sản, bán hàng để tăng thu nhập cho gia đình.