| Hotline: 0983.970.780

Quốc hội Ukraine thông qua luật huy động quân gây tranh cãi

Thứ Sáu 12/04/2024 , 09:57 (GMT+7)

Theo dự luật mới được Quốc hội Ukraine thông qua, các binh sĩ phục vụ trên 36 tháng không được phép xuất ngũ, điều khiến nhiều binh sĩ bất bình.

Binh sĩ thuộc Lữ đoàn cơ giới số 23 chuẩn bị tiến về tiền tuyến theo hướng Avdeevka, thuộc tỉnh Donetsk. Ảnh: AFP.

Binh sĩ thuộc Lữ đoàn cơ giới số 23 chuẩn bị tiến về tiền tuyến theo hướng Avdeevka, thuộc tỉnh Donetsk. Ảnh: AFP.

Quốc hội Ukraine đã bỏ phiếu hôm 11/4 để thông qua một dự luật được chờ đợi từ lâu nhằm bổ sung binh sĩ cho lực lượng vũ trang Ukraine đang thất thế trên chiến trường. Nội dung chính của dự luật là siết chặt quy định động viên nhập ngũ, xác định rõ các đối tượng nhập ngũ cũng như đưa ra các hình phạt đối với hành vi trốn tránh.

Dự luật được cho là sẽ bao gồm một điều khoản cho phép các binh sĩ đã phục vụ 36 tháng được xuất ngũ, nhưng một sửa đổi vào phút cuối đã loại bỏ điều khoản này, buộc những binh sĩ này phải tiếp tục chiến đấu đến tháng 2/2025. Theo Kiev Post, việc sửa đổi luật được thông qua với 227 phiếu thuận, 21 phiếu chống, và 97 phiếu trắng.

"Đây là một thảm họa! Làm sao họ có thể hứa cho phép binh sĩ xuất ngũ những cuối cùng lại bỏ rơi bọn họ? Các người không thể tước đi hy vọng của những người lính về việc được xuất ngũ. Họ đang phá hoại đất nước từ bên trong", sĩ quan Lực lượng Biên phòng Ukraine Maxim Nesmaynov viết trên Facebook. 

Ukraine đã ở trong tình trạng thiết quân luật kể từ khi xung đột với Nga nổ ra vào tháng 2/2022. Theo thiết quân luật, lính nghĩa vụ Ukraine được yêu cầu phục vụ cho đến khi kết thúc chiến sự. Tổng tư lệnh Lực lượng Vũ trang Ukraine Oleksandr Syrsky khẳng định với các nhà lập pháp rằng yêu cầu này vẫn có hiệu lực.

Dự luật được thông qua hôm 11/4 bao gồm hàng loạt các biện pháp nhằm tăng cường tuyển quân. Dự luật yêu cầu mọi công dân Ukraine sống ở nước ngoài phải đăng tải thông tin cá nhân của họ lên cơ sở dữ liệu tuyển dụng, yêu cầu tất cả công dân trong độ tuổi từ 18 đến 60 phải mang theo giấy đăng ký nghĩa vụ quân sự và cấm những người trốn nghĩa vụ quân sự được phép lái xe.

Bên cạnh đó, người thuộc diện tàn tật sau ngày 24/2/2022 (trừ binh sĩ) sẽ phải kiểm tra y tế lại để đánh giá mức độ thích hợp phục vụ trong quân đội. Nghĩa vụ quân sự bắt buộc dài 3 tháng cũng được đưa ra với công dân dưới 24 tuổi.

Dự luật sẽ được gửi đến Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky để ký ban hành luật và có hiệu lực sau 1 tháng công bố. Đầu tháng này, dưới sự thúc ép của các đồng minh phương Tây, ông Zelensky đã ký ban hành một đạo luật gây tranh cãi nhằm hạ độ tuổi nhập ngũ xuống từ 27 xuống 25 tuổi.

Theo số liệu được Bộ Quốc phòng Nga công bố hồi tháng trước, Ukraine đã mất hơn 440.000 quân kể từ tháng 2/2022. Trong một bản cập nhật vào tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết tổn thất của quân đội Ukraine kể từ tháng 1 là hơn 80.000 người.

Theo số liệu mới nhất từ Bộ Quốc phòng Nga, Ukraine đã mất hơn 80.000 binh sĩ kể từ đầu năm 2024 và hơn 444.000 binh sĩ, trong đó có 166.000 người thiệt mạng, bị thương nặng hoặc bị bắt, kể từ đầu cuộc xung đột.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Sau ATACMS, Ukraine phóng loạt tên lửa Storm Shadow vào Nga

Ukraine đã phóng một loạt tên lửa hành trình Storm Shadow của Anh vào lãnh thổ Nga hôm 20/11, chỉ một ngày sau khi sử dụng tên lửa ATACMS của Mỹ.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.