| Hotline: 0983.970.780

Ra mắt hệ thống Bệnh viện cây ăn quả

Thứ Bảy 14/12/2019 , 10:23 (GMT+7)

Vừa qua, Viện Cây ăn quả miền Nam (Sofri)  và Tập đoàn Lộc Trời tổ chức lễ ra mắt Bệnh viện cây ăn quả tại tỉnh Tiền Giang. 

Lễ cắt băng khánh thành Bệnh viện cây ăn quả.

Đến dự sự kiện này có đại diện Cục BVTV, các Viện, trường, doanh nghiệp dịch vụ nông nghiệp và hàng trăm nông dân trồng cây ăn quả tại vùng ĐBSCL…

Hệ thống Bệnh viện cây ăn quả có đội ngũ 57 bác sĩ cây trồng, bao gồm các chuyên gia Sofri và lực lượng kỹ sư nông nghiệp “3 cùng” của Tập đoàn Lộc Trời được Sofri đào tạo chuyển giao kỹ thuật canh tác và chế độ dinh dưỡng trên cây trồng. Đồng thời tư vấn cho người nông dân nhận biết về các loại sâu bệnh trên cây ăn quả.

Bác sĩ giới thiệu với đại biểu nông dân về hoạt động của Bệnh viện cây ăn quả.

Khi nông dân đưa các mẫu trái cây bệnh lên Bệnh viện sẽ được các bác sĩ chẩn bệnh và tiến hành xét nghiệm lâm sàng, đưa ra phác đồ điều trị tối ưu nhất để hướng dẫn cho người dân. Hệ thống Bệnh viện cây ăn quả sẽ thiết lập nhiều kênh tiếp nhận mẫu trái bệnh và phản hồi thông tin qua điện thoại, hoặc gặp gỡ trực tiếp và đặc biệt là qua phần mềm Google Play và AppStore điện thoại.

Nông dân tìm hiểu các hoạt động của Bệnh viện cây ăn quả.

Bệnh viện sẽ hoạt động hàng tuần, tại Sofri và sẵn sàng tiếp nhận mẫu trái cây và chẩn bệnh, tư vấn cho nông dân; đồng thời các bác sĩ của Bệnh viện sẽ trả lời tất cả những thắc mắc của bà con nông dân về bệnh trên cây ăn trái. Ngoài ra, Bệnh viện cây ăn quả “di động” còn triển khai đến nhiều địa phương tại ĐBSCL và mở rộng ra nhiều loại cây trồng khác, như rau, hoa…  

Lễ ký kết hợp tác giữa Sofri và Tập đoàn Lộc Trời.

Tại sự kiện ra mắt Bệnh viện, cũng đã diễn ra Lễ ký kết hợp tác giữa Sofri và Tập đoàn Lộc Trời nhằm phát triển hệ thống Bệnh viện cây ăn quả gồm 1 bệnh viện trung tâm và 11 bệnh viện khu vực đến năm 2021. Đến tham dự sự kiện này, hàng trăm nông dân đã được chứng kiến trình diễn phun thuốc BVTV trên cây ăn quả bằng thiết bị bay không người lái (drone).

Drone đang phun thuốc trên vườn thanh long.

Theo ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch HĐQT - Tổng Giám đốc Tập đoàn Lộc Trời, với sự hỗ trợ của drone sẽ giúp phun thuốc đều và mịn, không lãng phí thuốc BVTV, tiết kiệm thời gian, tăng năng suất lao động và quan trọng nhất là bảo vệ sức khỏe người làm vườn.

Ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Viện trưởng Sofri - Giám đốc Bệnh viện cây ăn quả, chia sẻ: “Bệnh viện cây ăn quả được thành lập là sự hợp tác tốt đẹp giữa Sofri và Tập đoàn Lộc Trời mang ý nghĩa rất lớn. Bệnh viện là nơi hỗ trợ sức khỏe cây trồng và cây ăn quả. Hệ thống Bệnh viện ra mắt nhằm cung cấp các dịch vụ nông nghiệp tốt nhất và giúp tăng lợi nhuận sản xuất cho bà con nông dân đang canh tác cây ăn quả”.

Theo ông Hòa, trước mắt hệ thống Bệnh viện cây ăn quả sẽ tập trung trên một số chủng loại cây ăn quả tại ĐBSCL. Sau đó sẽ mở rộng ra các đối tượng cây trồng khác khu vực phía Nam và Tây Nguyên.

Hàng trăm nông dân chứng kiến vận hành máy bay không người lái phun thuốc BVTV trên cây ăn quả.

Phát biểu chỉ đạo tại lễ ký kết, ông Lê Văn Thiệt, Cục phó Cục BVTV nhấn mạnh: “Sự hợp tác giữa Sofri và Tập đoàn Lộc Trời để thành lập Bệnh viện cây ăn quả nhằm giúp cho bà con nông dân trồng cây ăn quả điều trị bệnh trên cây trồng hiệu quả hơn. Đồng thời còn giúp quản lý dịch hại trên cây ăn quả  và nâng cao chất lượng, đáp ứng tốt yêu cầu của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu”.

Xem thêm
Nghề đón 'lộc trời': [Bài 3] Thời cơ cho vùng nắng gió

UBND tỉnh Tây Ninh vừa ban hành chiến lược phát triển chăn nuôi nói chung, yến nói riêng đến 2030 tầm nhìn 2045, mở ra cơ hội phát triển nghề yến vùng nắng gió này.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Thủ phủ cam Cao Phong tái canh để cứu cây đặc sản

Cao Phong, Hòa Bình từng là thủ phủ cam nổi tiếng của miền Bắc nhưng khi giá bán hạ, bệnh phát sinh khiến địa phương này phải tính đến bài toán tái canh.

Giảm hơn 70% lượng nước nhờ tưới phun tận gốc

Tại các tỉnh Tây Nguyên, rất nhiều diện tích cà phê áp dụng công nghệ tưới phun mưa tận gốc giúp giảm được hơn 70% lượng nước tưới và chi phí nhân công.