Toàn cây có vị đắng, tính lạnh, có độc; có tác dụng kháng viêm, cầm máu, giải nóng mùa hè, hoạt trường, lợi sữa, sinh tân dịch, khỏi táo bón, làm cho dễ đẻ và mát máu, an thai. Hạt đay quả dài có vị đắng, tính nóng, không độc, có tác dụng chuyển máu, bổ tim.
Tài liệu của GS.TS Đỗ Tất Lợi nói tại Ấn Độ còn sắc lá rau đay làm thuốc bổ, hay tại Malaysia thì sử dụng lá rau đay để chữa bệnh kiết lỵ, và chữa ho ở trẻ em... |
Những năm gần đây, các nhà khoa học đã nghiên cứu tác dụng dược lý của chất olitorisid và thấy có hoạt tính trợ tim cao, làm tăng sức co cơ tim và giảm nhịp tim gần giống hoạt tính sinh học của strophantin (hoạt chất đặc hiệu với bệnh tim của cây sừng dê). Olitorisid đã được đưa vào một hỗn hợp ổn định có tác dụng trên tim và được đặt tên là Daicosid. Từ đó, thuốc được bào chế dưới dạng viên 1mg và thuốc tiêm 0,33mg dùng để trợ tim với hiệu quả điều trị cao.
Theo sách Nam dược thần hiệu, rau đay, hạt đều có vị cay, tính lạnh, không độc, có công hiệu làm tiêu đờm, xọp phù thũng, ngừng hen suyễn, thông kinh nguyệt... Khi bào chế thuốc cần lót giấy trong nồi rồi sao lên thì sử dụng mới tốt.
Lá hay quả của cây rau đay còn được dùng làm thuốc bổ, an thần, lợi tiểu ở nhiều nước. Hạt còn sử dụng làm thuốc tẩy chữa táo bón... Chẳng hạn như tài liệu của GS.TS Đỗ Tất Lợi nói tại Ấn Độ còn sắc lá rau đay làm thuốc bổ, hay tại Malaysia thì sử dụng lá rau đay để chữa bệnh kiết lỵ, và chữa ho ở trẻ em...
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường được dùng trong trường hợp đề phòng đột quỵ vì sốt nóng và trị táo bón, đái buốt, đái khó, lậu, sỏi thận cấp tính, lỵ. Cũng dùng làm thuốc lợi sữa và chữa khái huyết, nôn ra máu, các bệnh về phổi. Có thể dùng trị ngộ độc cá. Nước hãm lá dùng uống bổ và hạ nhiệt. Hạt được dùng trong các trường hợp sài uốn ván, vô kinh và kinh nguyệt không đều. Rau đay là một loại rau lợi sữa, nên người ta dùng cho phụ nữ sinh đẻ ăn trong tuần đầu sau khi sinh, mỗi bữa ăn 150-200g và sau đó mỗi tuần ăn 2 lần, với lượng 200-250g thì sự tăng tiết sữa sẽ được duy trì; sữa có hàm lượng chất béo cao hơn bình thường. Phụ nữ ít sữa, người già táo bón nên ăn canh rau đay hàng ngày.
Dưới đây là cách chữa bệnh từ rau đay
Chữa trúng nắng: Lấy một nắm rau đay tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt cho uống, còn bã đắp vào hai bên thái dương rồi lấy băng vải buộc lại để hút hết nóng độc sẽ khỏi. Hoặc có thể lấy từ 10-20 g hạt rau đay đem sắc lên lấy nước cho uống nóng sẽ toát mồ hôi ra hết nóng độc cũng khỏi.
Giải nhiệt trong mùa hè: Lấy rau đay nấu với cua thành canh cua ăn với cơm hàng ngày sẽ có tác dụng bổ dưỡng, tăng cường can xi và giải nhiệt. Hoặc có thể nấu canh phối hợp với các thức như: Rau đay 100g, rau mồng tơi 50g, khoai sọ 2 củ, rửa sạch thái nhỏ, nấu ăn với cơm trong ngày sẽ có tác dụng giải nhiệt, nhuận tràng, chữa táo, cần ăn 2 – 3 ngày liền.
Chữa hen suyễn: Dùng hạt rau đay sắc hơi đặc, uống chặn cơn suyễn rất hay. Hoặc sử dụng hạt rau đay 12g, giã nát (sao), xơ mướp 20g, cắt nhỏ (sao), sau cả hai thứ đem sắc lấy nước uống làm 2 lần trong ngày.
Chữa tràn dịch màng phổi: Lấy hạt rau đay 8g, ý dĩ 16g, tỳ giải 12g, mộc thông 12g, huyền sâm 12g, thổ phục linh 12g, bách bộ 12g, hạt bìm bìm biếc 8g, rễ cỏ tranh 8g, hạt mã đề 8g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2-3 lần.
Chữa phù thũng: Hạt rau đay mỗi ngày từ 15 – 20g sắc lấy nước uống nóng, rồi đắp chăn cho vã mồ hôi sẽ thấy người nhẹ nhõm, phù giảm nhanh.
Chữa phù thũng cổ trướng: Hạt rau đay 12g (sao), vỏ rễ dâu 24g (tẩm mật ong sao), trần bì lâu năm 12g, gừng sống 3 lát. Tất cả sắc lấy nước uống, chia 2 lần trong ngày.
Chữa phụ nữ sau sinh ít sữa: Tuần đầu tiên sau sinh mỗi ngày ăn từ 150 - 200g rau đay vào các bữa ăn chính. Các tuần lễ sau mỗi tuần ăn 2 lần, mỗi lần ăn từ 200 - 250g rau đay sữa ra đều và rất tốt.
Chữa táo bón: Lấy 10-20g lá rau đay sắc lên lấy nước uống làm 2 - 3 lần trong ngày.
Chữa bí tiểu tiện: Dùng 2 nắm rau đay cho vào nấu lên lấy nước uống nhiều lần trong ngày, mỗi lần 1 chén, sẽ tác dụng tiêu nhiệt, lợi tiểu.
Chữa rắn cắn: Lấy ngọn rau đay với ngọn chuối tiêu, dây kim cang mỗi thứ một nắm, rửa sạch vẩy ráo nước, giã nhỏ vắt lấy nước cốt cho uống, còn bã đắp vào chỗ rắn cắn (chỉ sử dụng khi không có điều kiện đi viện kịp thời, nhưng cần đặt ga-rô trên chi bị rắn cắn, hoặc bầu giác hút chất độc. Nhìn chung cần thực hiện ở cơ sở y tế địa phương là tốt nhất).