| Hotline: 0983.970.780

Rau màu trên đất 2 lúa

Thứ Tư 26/11/2014 , 09:47 (GMT+7)

Vụ đông 2014, nông dân xã Tân Sơn, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) triển khai trồng 40 ha đậu (lấy quả), 30 ha mướp đắng trên đất 2 vụ lúa. 

Đây là 2 loại rau có TGST ngắn, thu hoạch nhiều lần và cho năng suất cũng như thu nhập tương đối cao.

Chỉ tính riêng cây đậu lấy quả, bắt đầu trồng từ 12/9, từ khi trồng cho đến khi thu hoạch lần cuối khoảng 2,5 tháng. Sau trồng 45 - 50 ngày thì thu hạch đợt 1, các đợt thu hoạch lần sau cách lần 1 khoảng 2 - 4 ngày, thu khoảng 10 lần cho 1 vụ đậu, mỗi lần thu hoạch khoảng 1 - 1,2 tạ/sào.

Như vậy trong một vụ đậu cho năng suất 1 - 1,2 tấn/sào. Với giá bán buôn tại ruộng từ 6.000 - 8.000 đ/kg đậu thì mỗi sào 500 m2 cho thu nhập khoảng 6 - 9 triệu đồng, chưa tính chi phí bỏ ra.

Một thực tế trong SX rau màu mà cả xã hội đang lo ngại là việc lạm dụng thuốc BVTV, phun thuốc tràn lan, phun nhiều lần. Trong đó gồm cả thuốc trừ sâu, trừ bệnh và thuốc kích thích sinh trưởng ra hoa, quả.

Để bảo vệ quả đậu, bà con phải phun thuốc 4 - 6 lần/vụ. Các loại thuốc mà họ thường sử dụng là thuốc trừ sâu có hoạt chất sinh học Emamectin benzoate 5%, thuốc trừ bệnh có hoạt chất hóa học Validamycin A 5%.

Mặc dù đó là các loại thuốc nằm trong danh mục được phép sử dụng trên rau nhưng với số lần phun thuốc nhiều, phun không đảm bảo thời gian cách ly, do vậy dư lượng thuốc BVTV chưa phân hủy hết dẫn tới sản phẩm không an toàn.

Vì vậy, một vấn đề cần được các cấp ngành quan tâm đó là công tác tập huấn, tuyên truyền cho nông dân về ý thức và kỹ thuật sử dụng thuốc thông qua điều tra hệ sinh thái đồng ruộng, từ đó quyết định đưa ra biện pháp quản lý.

Không phun thuốc tràn lan khi dịch hại phát sinh thấp và mức độ gây hại nhẹ, áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM, ưu tiên sử dụng thuốc có nguồn gốc sinh học, các chế phẩm sinh học được SX từ các chủng vi sinh vật có ích.

Hạn chế sử dụng thuốc hóa học và chỉ sử dụng khi thật sự cần thiết, phải đảm bảo thời gian cách ly, tùy thuộc vào đặc tính từng loại thuốc nhưng thông thường phun thuốc cách lúc thu hoạch quả từ 7 - 14 ngày mới đảm bảo cho sản phẩm an toàn.

Xem thêm
Chăn nuôi nhỏ lẻ chật vật xoay sở trong nắng nóng

Nắng nóng kéo dài, diện tích đồng cỏ tự nhiên thu hẹp cùng với giá bán giảm khiến cho nhiều hộ chăn nuôi gia súc nhỏ lẻ tại Đắk Lắk gặp nhiều khó khăn.

Vacxin Tembusu nhập khẩu chính ngạch đầu tiên về Việt Nam được đánh giá bài bản

Việc cho phép nhập khẩu vacxin Tembusu chính ngạch giúp người chăn nuôi thủy cầm có một công cụ quan trọng để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh.

Mưa dông khiến nhiều diện tích sầu riêng bị gãy đổ, rụng quả la liệt

Những cơn mưa dông đầu mùa đã khiến nhiều diện tích sầu riêng trên địa bàn tỉnh Gia Lai bị gãy đổ, quả rụng la liệt trước sự bất lực của người dân.

Lúa cỏ có ảnh hưởng đến ngành lúa gạo Việt Nam?

Cần xây dựng một chương trình dài hạn 15 năm (2030 - 2045) về 'Thực trạng và nguy cơ lúa cỏ ảnh hưởng đến sản xuất và kinh doanh lúa gạo tại Việt Nam'.