Cùng với đó, lượng tiêu thụ của thị trường giảm càng khiến không khí ảm đạm.
Anh Phạm Sỹ Hạnh, thôn Chi Nhị, xã Song Giang, huyện Gia Bình (Bắc Ninh) có 25 lồng nuôi cá cho biết: Thời tiết rét đậm làm cho các loại cá gia đình anh nuôi chậm phát triển. Nhiệt độ xuống thấp, cá không hoạt động nên việc tiêu hóa chậm lại, cá ăn ít dẫn tới chậm lớn.
Một số con cá có sức đề kháng kém, gặp thời tiết quá lạnh sẽ bị chết, mặc dù số lượng chết hiện chưa nhiều nhưng cũng đang bắt đầu ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường nước cũng như thiệt hại về chi phí con giống và cám nuôi.
Rét đậm, rét hại đang bắt đầu khiến một số con cá chịu rét kém bị chết. Ảnh: Trung Quân
Cũng theo anh Hạnh, giá các loại cá hiện nay cũng đang ở mức thấp so với mọi năm. Hiện, cá diêu hồng có giá 38.000/kg, cá lăng 52.000-53.000/kg (thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngoái, các lăng 65.000-67.000/kg; cá diêu hồng 45.000-50.000/kg). Trong khi đó, giá các loại cám, thuốc phòng trị bệnh cho cá liên tục tăng càng làm cho việc chăm sóc đàn cá trở nên khó khăn hơn.
Những năm trước, sản lượng trung bình mỗi năm đạt khoảng 30 tấn, sau khi trừ đi các chi phí anh có có thu nhập từ 300-400 triệu đồng. Năm nay, mặc dù hiện chưa phải bù lỗ nhưng thu nhập chắc chắn sẽ thấp hơn nhiều so với năm ngoái.
Ông Đào Ích Thình, người cùng thôn Chi Nhị cũng buồn bã: Cá nuôi chậm lớn do thời tiết rét đậm, cộng thêm với sức mua của thị trường thấp làm cho người nuôi cá lồng vốn đã khó khăn giờ lại càng thêm chênh vênh hơn.
Trời rét đậm nên sức đề kháng của cá cũng giảm đi, dễ mắc các bệnh như bệnh nấm, bệnh gan thận ứ mủ… làm cho chi phí và công chăm sóc tốn kém hơn. Hơn nữa, lượng tiêu thụ cá năm nay đến thời điểm hiện tại vô cùng chậm. Ông Thình tính toán, mỗi năm với 22 lồng cá ông đang nuôi có doanh thu 2 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, năm nay (2020) tổng doanh thu mới đạt khoảng 700 triệu.
“Hiện tại vẫn còn ½ số lồng nuôi chưa bán nhưng do thương lái trả giá cá thấp quá nên tôi giữ lại, nuôi cầm cự chờ giá ấm lên mới xuất bán. Mặc dù vẫn nợ đại lý hơn 1 tỷ tiền cám, bột nhưng không còn cách nào khác, nếu xuất bán cá vào thời điểm này thì lỗ nặng”- ông Thình than thở.
Cá diêu hồng có giá 38.000/kg, cá lăng 52.000-53.000/kg, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngoái. Ảnh: Trung Quân.
Ông Phạm Văn Thạch, thôn Lai Đông, xã Trung Chính (Lương Tài, Bắc Ninh) có 9 sào nuôi cá cho biết: Gía các loại cá cũng thấp hơn cùng kỳ năm trước cá trắm 2kg có giá 42.000/kg, loại từ 2,2 trở lên thì có giá 46.000 -48.000/kg; cá chép 30.000/kg (1kg), cá chép (2-4kg) có giá 45.000/kg, cá mè 12.000/kg (phải từ 3kg trở lên mới thu mua); mè hoa có giá từ 18.000 – 20.000/kg; cá rô phi 27.000 – 28.000/kg.
Ông Trần Văn Cạnh, thôn Hữu Ái, xã Giang Sơn (Gia Bình) có 1 mẫu nuôi cá chia sẻ: Nhìn chung tất cả các loại cá nuôi truyền thống như cá trắm, cá trôi, cá mè, cá chép… giá đều giảm từ 8.000-10.000/kg trong năm nay.
Ông Cạnh cũng cho biết thời tiết giá rét cũng làm cá dễ mắc bệnh xuất huyết ở vây, ngực, mang rất khó chữa trị, một số cá sức chống chịu kém như cá chim, cá rô tự nhiên dễ bị tổn thương và tỷ lệ chết nhiều nhất.
Thời tiết lạnh giá, máy tạo sóng bật liên tục để kích thích cá hoạt động, đồng thời bơm nước giếng khoan để giữ ấm cho ao cá. Ảnh: Trung Quân
Để hạn chế ảnh hưởng của rét, người nuôi cá dùng nhiều biện pháp khác nhau như: Bơm nước giếng khoan vào các ao nuôi, vừa giúp nguồn nước ấm hơn đồng thời hạn chế được ký sinh trùng trong nước. Cắt giảm khẩu phần ăn của cá, thậm chí có ngày không cho ăn vì lượng tiêu thụ thức ăn của cá thấp, nếu cho nhiều thức ăn thừa sẽ làm ô nhiễm nguồn nước nhanh hơn, cá dễ chết hơn.
Bên cạnh đó, hệ thống máy quạt nước hoạt động liên tục để tạo sóng một phần giúp cá vận động, phần khác cung cấp thêm ô xi giúp cho quá trình hô hấp của cá dễ dàng hơn. Kết hợp với việc cho các ăn thêm men tiêu hóa, thuốc bổ để tăng sức đề kháng cho cá.
QUẢNG NAM Khó khăn lớn nhất của nghề cá Quảng Nam trong chống khai thác IUU là quản lý nhóm tàu câu, chụp mực khơi có nguy cơ khai thác vượt ranh giới cho phép.
Phát triển công nghệ, đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác chống khai thác IUU đang được các địa phương và đơn vị trong tỉnh đẩy mạnh triển khai theo khuyến nghị của EC.
QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.
HẢI PHÒNG Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng đã triển khai nhiều mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực tại nhiều địa phương và cho kết quả bất ngờ với doanh thu cao ngất ngưởng.
Tỉnh Vĩnh Long Các cơ quan, đơn vị tỉnh Vĩnh Long vừa thả 374.000 con cá giống về tự nhiên hưởng ứng Ngày truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam (1/4/1959 - 1/4/2025).
Một số cảng cá trên địa bàn tỉnh Nghệ An mới được đầu tư nhưng không sử dụng hết công năng, có dấu hiệu xuống cấp, bồi lắng, gây khó khăn cho tàu thuyền.
BÌNH ĐỊNH Trước nguy cơ dịch tả lợn Châu Phi có thể bùng phát bất cứ lúc nào, ngành chức năng Bình Định có nhiều cách phòng dịch bệnh nguy hiểm này để bảo toàn đàn lợn.
Ứng dụng kỹ thuật sinh học, hạn chế thuốc bảo vệ thực vật, ông Phạm Văn Quyết đã gây dựng thương hiệu hồng giòn Jiro Nhật Bản thành đặc sản trên cao nguyên Mộc Châu.
SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.
Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.
BÌNH DƯƠNG Sử dụng công nghệ IoT giám sát ruồi vàng giúp nông dân chủ động hơn trong việc phòng trừ, không phải đợi đến khi ruồi vàng gây hại quá nặng mới xử lý.
Sơn La Vụ cháy xảy ra chiều 5/4, ở khu vực núi cao, dốc đứng, địa hình hiểm trở, nhiều đá lăn nên việc tiếp cận hiện trường, chữa cháy gặp rất nhiều khó khăn.