| Hotline: 0983.970.780

Rệu rã thú y cơ sở Thanh Hóa: Đừng để mất bò mới lo làm chuồng

Thứ Tư 08/02/2023 , 22:57 (GMT+7)

Thứ thưởng Bộ NN-PTNT khuyến cáo, tỉnh Thanh Hóa cần kiện toàn hệ thống thú ý cơ sở, phân bổ nguồn lực kịp thời để đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch bệnh.

Hiện cả nước có 32/63 tỉnh, thành phố tổ chức hệ thống thú y các cấp theo quy định của Luật Thú y. Có 5 tỉnh sau khi thành lập Trung tâm dịch vụ nông nghiệp đã tái lập lại hệ thống Trạm Thú y trực thuộc Chi cục Chăn nuôi - Thú y để đáp ứng nhu cầu phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh. Vì thế Thanh Hoá cần tái lập ngay hệ thống thú y cơ sở để góp phần phát triển ngành chăn nuôi cũng như góp phần đắc lực vào phát triển mọi mặt kính tế, xã hội.

Lực lượng thú y mỏng, làm sao chống được dịch?

Theo báo cáo của Sở NN-PTNT Thanh Hóa tại buổi làm việc với đoàn công tác của Bộ NN-PTNT, Thanh Hóa là một trong số các địa phương có tổng đàn vật nuôi lớn nhất cả nước.

Ngành chăn nuôi đang triển khai theo hướng sản xuất hàng hóa bền vững ứng dụng công nghệ cao.

Một vài năm trở lại đây, hàng loạt các dự án chăn nuôi với tổng mức đầu tư lên đến cả chục nghìn tỷ đồng được đầu tư vào Thanh Hóa đang giúp ngành chăn nuôi khẳng định vị thế, chỗ đứng trong chiến lược phát triển nền kinh tế nông nghiệp Thanh Hóa.

Đây cũng vừa là cơ hội, nhưng cũng tạo ra không ít thách thức về quản lý nhà nước trong lĩnh vực này, đặc biệt là công tác phòng, chống dịch bệnh. 

Một con số rất đáng chú ý đó là, theo thống kê trong 10 năm (2012-2021) ước tính thiệt hại kinh tế do dịch bệnh xảy ra trên đàn gia súc, gia cầm ở tỉnh là 1.503 tỷ đồng (trong đó: ngân sách nhà nước hỗ trợ trực tiếp cho người chăn nuôi 1.272 tỷ đồng, hỗ trợ cho công tác phòng chống dịch 231 tỷ đồng).

Trong những năm gần đây, một số dịch bệnh mới nổi gây thiệt hại rất nghiêm trọng đến hoạt động chăn nuôi, điển hình như, năm 2019 bệnh dịch tả lợn châu Phi gây thiệt hại khoảng 900 tỷ đồng…

Thứ trưởn Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến phát biểu tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: Quốc Toản.

Thứ trưởn Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến phát biểu tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: Quốc Toản.

Tại Thanh Hóa, từ năm 2022 đến nay, công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, động vật tại Thanh Hóa được kiểm soát tốt, không để xảy ra ổ dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi phát triển bền vững. Tuy nhiên, việc tan rã hệ thống thú y cơ sở đang đặt ra thách thức không nhỏ đối với cơ quan quản lý nhà nước.

“Chi cục Chăn nuôi - Thú y với lực lượng mỏng nhưng phải có mặt trên địa bàn 27 huyện, thị xã, thành phố để chỉ đạo, hướng dẫn công tác tiêm, phòng chống dịch bệnh (do không có các trạm) nên không đủ lực lượng đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh.

Trong khi đó, có 72 xã, phường, thị trấn không bố trí nhân viên thú y, nhiều xã bố trí người không có chuyên môn làm nhân viên thú y. Trên 106 xã nhân viên thú y kiêm nhiệm; 73 nhân viên thú y chuyên trách hoặc kiêm nhiệm được bố trí trái chuyên môn. 

Nhiều cán bộ một số Trung tâm dịch vụ nông nghiệp cấp huyện không có chuyên môn lấy được mẫu (do không có chuyên ngành thú y), nên rất cơ sở rất lúng túng khi dịch bệnh xảy ra”,  ngành chăn nuôi - Thú y đánh giá.

Chính vì vậy, việc kiện toàn thú ý cơ sở và chủ động đầu tư nguồn lực cho phòng chống dịch là cấp bách và hiệu quả nhất bởi một đồng phòng dịch hiệu quả thì sẽ không mất hàng triệu đồng chống dịch.

“Việc tái lập 27 trạm thú y đóng trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố, thuộc Chi cục Chăn nuôi - Thú y là việc làm hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Đây là vấn đề liên quan tới việc phát triển bền vững và lâu dài của ngành chăn nuôi chứ không đơn thuần chỉ là vấn đề con người và nguồn lực”, Chi cục Chăn nuôi - Thú y Thanh Hóa cho biết. 

Cần phải làm ngay việc này

Hiện nay, trên địa bàn cả nước có 32/63 tỉnh, thành phố tổ chức hệ thống thú y các cấp theo quy định của Luật Thú y. Có 5 tỉnh sau khi thành lập Trung tâm dịch vụ nông nghiệp đã tái lập lại hệ thống Trạm Thú y trực thuộc Chi cục Chăn nuôi - Thú y để đáp ứng nhu cầu phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh. 

Đánh giá về vai trò của hệ thống thú y cơ sở đối với hoạt động chăn nuôi, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho rằng, nếu hệ thống thú y vận hành không thông suốt, sản phẩm chăn nuôi sẽ không được giám sát theo chuỗi, tạo ra rào cản, gây khó khăn cho công tác xuất khẩu nói riêng và xúc tiến thương mại nói chung. 

"Để xây dựng vùng an toàn dịch bệnh động vật phục vụ xuất khẩu phải có hệ thống thú y, và hoạt động thú y đúng theo quy định của Luật Thú y. Việc không có hệ thống thú y là không đủ điều kiện công nhận vùng an toàn dịch bệnh để hướng tới xuất khẩu", Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho hay. 

Đồng thời Thứ trưởng cũng nêu ra bài học nhãn tiền về thiệt hại trong chăn nuôi do dịch tả lợn Châu Phi gây ra cách đây chưa lâu, nhằm khuyến cáo địa phương trong việc kiện toàn lại hệ thống thú y cơ sở, đảm bảo công tác phòng chống dịch.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến kiểm tra tình hình tiêm vacxin dịch tả lợn châu Phi. Ảnh tư liệu của NNVN.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến kiểm tra tình hình tiêm vacxin dịch tả lợn châu Phi. Ảnh tư liệu của NNVN.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cũng cho rằng, việc thành lập các đơn vị thú y cơ sở đã có căn cứ pháp lý rõ ràng, đồng thời đề nghị tỉnh Thanh Hóa thực hiện theo các quy định hiện hành.

“Việc thành lập thú ý cơ sở ở địa phương là hết sức cấp thiết. Văn bản của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Bộ NN-PTNT đã mở hành lang pháp lý cho các địa phương thực hiện. Đề nghị tỉnh Thanh Hóa kiện toàn lại hệ thống thú y cơ sở làm căn cứ trình HĐND tỉnh Thanh Hóa nhằm phân bổ nguồn lực để phòng chống dịch bệnh", Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho hay.

Thanh Hóa hiện có đàn trâu 180 nghìn con, đàn bò 275 nghìn con, đàn lợn 1,25 triệu con… Năm 2022, sản phẩm thịt hơi các loại đạt khoảng 280 nghìn tấn, 300 triệu quả trứng, khoảng 58 nghìn tấn sữa… Hiện toàn tỉnh có 69 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi quy mô lớn liên kết chuỗi; có 47 khu, cụm trang trại chăn nuôi tập trung theo hướng công nghệ cao, đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch bệnh. Từ năm 2022 đến nay, công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, động vật được kiểm soát tốt, không để xảy ra ổ dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm...

Xem thêm
Báo chí phải phản ánh hào khí và sức vươn lên của dân tộc

Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với báo chí cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại.

Lai Vung tỏa sáng Ngày hội tôn vinh nghề truyền thống

Đồng Tháp Ngày hội tôn vinh Nghề truyền thống không chỉ là sự kiện giao lưu văn hóa mà là nền tảng xây dựng huyện Lai Vung hiện đại, văn minh và mang bản sắc đậm đà.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng là 500.000 đồng

Bộ LĐ-TB-XH đề xuất kể từ ngày 1/7, mức trợ cấp hưu trí xã hội là 500.000 đồng cho người từ đủ 75 tuổi trở lên không có lương hưu.