| Hotline: 0983.970.780

Rừng phòng hộ đầu nguồn Hà Tĩnh bị chặt phá trái phép

Thứ Ba 21/03/2023 , 10:22 (GMT+7)

Hà Tĩnh Khoảng 3 ha diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn có cây rừng tự nhiên bị chặt phá. Nhiều khúc gỗ còn vứt trơ trọi giữa rừng, số khác đang đứng bên bờ vực… chết đứng.

Diện tích rừng bị chặt phá tại khoảnh 5, tiểu khu 233, thuộc thôn Phú Lâm, xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Đây là diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn do Ban quản lý rừng phòng hộ Hương Khê quản lý. 

Diện tích rừng bị chặt phá tại khoảnh 5, tiểu khu 233, thuộc thôn Phú Lâm, xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Đây là diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn do Ban quản lý rừng phòng hộ Hương Khê quản lý. 

Theo phản ánh của người dân, thời gian vừa qua lợi dụng việc khai thác keo, hộ ông Ngô Văn Hạt, thôn Trung Hà, xã Phú Gia, huyện Hương Khê ngang nhiên chặt phá cây rừng tự nhiên.

Theo phản ánh của người dân, thời gian vừa qua lợi dụng việc khai thác keo, hộ ông Ngô Văn Hạt, thôn Trung Hà, xã Phú Gia, huyện Hương Khê ngang nhiên chặt phá cây rừng tự nhiên.

Nhiều gốc cây có đường kính hơn 40cm bị đốn hạ.

Nhiều gốc cây có đường kính hơn 40cm bị đốn hạ.

Lãnh đạo BQL rừng phòng hộ Hương Khê thừa nhận có xảy ra tình trạng chặt phá cây rừng tự nhiên tại khoảnh 5, tiểu khu 233, xã Phú Gia. Diện tích này do Ban quản lý. Khoảng năm 2010, BQL rừng phòng hộ Sông Tiêm cũ (nay sáp nhập thành BQL rừng phòng hộ Hương Khê) thực hiện hợp đồng giao khoán với hộ dân theo chương trình 5 triệu ha rừng 'khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung cây lâm nghiệp', thời điểm đó một số hộ vào làm trại, tổ chức trồng xen cây keo giữa rừng tự nhiên. Đến nay khai thác chu kỳ thứ hai.

Lãnh đạo BQL rừng phòng hộ Hương Khê thừa nhận có xảy ra tình trạng chặt phá cây rừng tự nhiên tại khoảnh 5, tiểu khu 233, xã Phú Gia. Diện tích này do Ban quản lý. Khoảng năm 2010, BQL rừng phòng hộ Sông Tiêm cũ (nay sáp nhập thành BQL rừng phòng hộ Hương Khê) thực hiện hợp đồng giao khoán với hộ dân theo chương trình 5 triệu ha rừng “khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung cây lâm nghiệp”, thời điểm đó một số hộ vào làm trại, tổ chức trồng xen cây keo giữa rừng tự nhiên. Đến nay khai thác chu kỳ thứ hai.

'Quá trình khai thác keo họ có chặt cây rừng tự nhiên. Việc họ khai thác như thế là vi phạm. Chúng tôi đã lập hồ sơ báo cáo Hạt kiểm lâm, Hạt sẽ đi xác minh, xử lý theo quy định pháp luật', ông Nguyễn Thượng Hải, Trưởng BQL rừng phòng hộ Hương Khê nói.

“Quá trình khai thác keo họ có chặt cây rừng tự nhiên. Việc họ khai thác như thế là vi phạm. Chúng tôi đã lập hồ sơ báo cáo Hạt kiểm lâm, Hạt sẽ đi xác minh, xử lý theo quy định pháp luật”, ông Nguyễn Thượng Hải, Trưởng BQL rừng phòng hộ Hương Khê nói.

Sau khi phát hiện sự việc, chủ rừng tổ chức kiểm tra, kiểm đếm có khoảng 20 cây rừng tự nhiên bị chặt phá, chủ yếu gỗ nhóm V đến nhóm VIII như cây Trồ (tên gọi địa phương), dẻ, sung...

Sau khi phát hiện sự việc, chủ rừng tổ chức kiểm tra, kiểm đếm có khoảng 20 cây rừng tự nhiên bị chặt phá, chủ yếu gỗ nhóm V đến nhóm VIII như cây Trồ (tên gọi địa phương), dẻ, sung...

Khi được hỏi, vì sao người dân chặt phá, đốt giữa thanh thiên bạch nhật mà chủ rừng phát hiện muộn, ông Hải lý giải, do rừng rộng, nhân lực ít, kiểm tra theo kế hoạch và trước khai thác có tuyên truyền, ký cam kết rồi nên khó kiểm soát.

Khi được hỏi, vì sao người dân chặt phá, đốt giữa thanh thiên bạch nhật mà chủ rừng phát hiện muộn, ông Hải lý giải, do rừng rộng, nhân lực ít, kiểm tra theo kế hoạch và trước khai thác có tuyên truyền, ký cam kết rồi nên khó kiểm soát.

'Chúng tôi không dấu diếm, không bao che. Họ chặt cây rừng tự nhiên trái phép là vi phạm. Ban sẽ không cho trồng nữa, thời gian tới, một là đưa cây bản địa vào trồng hai là để như vậy cây nó tự tái sinh', ông Hải nói thêm.

“Chúng tôi không dấu diếm, không bao che. Họ chặt cây rừng tự nhiên trái phép là vi phạm. Ban sẽ không cho trồng nữa, thời gian tới, một là đưa cây bản địa vào trồng hai là để như vậy cây nó tự tái sinh”, ông Hải nói thêm.

Theo ghi nhận, diện tích rừng đầu nguồn bị chặt phá nằm ngay cạnh khe suối và chỉ cách trạm BVR Cây Trồ (BQL rừng phòng hộ Hương Khê) và Đồn Biên phòng 571 (Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh) khoảng 2 km. 

Theo ghi nhận, diện tích rừng đầu nguồn bị chặt phá nằm ngay cạnh khe suối và chỉ cách trạm BVR Cây Trồ (BQL rừng phòng hộ Hương Khê) và Đồn Biên phòng 571 (Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh) khoảng 2 km. 

Theo đó, rất nhiều gốc gỗ có đường kính trên dưới 50cm, đối tượng tổ chức chặt một phần xung quanh gốc sau đó sử dụng cành cây, thực bì chụm quanh gốc, đốt để cây chết đứng.

Theo đó, rất nhiều gốc gỗ có đường kính trên dưới 50cm, đối tượng tổ chức chặt một phần xung quanh gốc sau đó sử dụng cành cây, thực bì chụm quanh gốc, đốt để cây chết đứng.

Số khác cháy sém, chảy nhựa, khó có khả năng tồn tại.

Số khác cháy sém, chảy nhựa, khó có khả năng tồn tại.

'Chúng tôi nhìn họ chặt phá rừng mà xót xa. Đây là rừng đầu nguồn có giá trị phòng hộ rất lớn, họ lợi dụng khai thác keo để chặt, đốt cây rừng tự nhiên xung quanh để lấn thêm đất', một người dân nói.

“Chúng tôi nhìn họ chặt phá rừng mà xót xa. Đây là rừng đầu nguồn có giá trị phòng hộ rất lớn, họ lợi dụng khai thác keo để chặt, đốt cây rừng tự nhiên xung quanh để lấn thêm đất”, một người dân nói.

Những cây gỗ tự nhiên bị đốt cháy sém, chảy nhựa.

Những cây gỗ tự nhiên bị đốt cháy sém, chảy nhựa.

Dấu vết chặt quanh gốc này cho thấy, hành vi chặt phá rừng phòng hộ đã xảy ra từ lâu.

Dấu vết chặt quanh gốc này cho thấy, hành vi chặt phá rừng phòng hộ đã xảy ra từ lâu.

BQL rừng phòng hộ Hương Khê đang quản lý 31.000ha rừng; trong đó Trạm BVR Cây Trồ, thôn Phú Lâm quản lý diện tích 8.000 ha. Có 2.900 ha rừng Ban này hợp đồng giao khoán bảo vệ với hơn 200 hộ dân trên địa bàn huyện Hương Khê.

BQL rừng phòng hộ Hương Khê đang quản lý 31.000ha rừng; trong đó Trạm BVR Cây Trồ, thôn Phú Lâm quản lý diện tích 8.000 ha. Có 2.900 ha rừng Ban này hợp đồng giao khoán bảo vệ với hơn 200 hộ dân trên địa bàn huyện Hương Khê.

Xem thêm
Hàng trăm thú cưng 'đọ dáng' tại Sa Đéc

Kiểm soát an toàn thực phẩm bằng liên kết chuỗi. Bắc Kạn: Gấp rút hoàn thành 25 căn nhà cho người dân vùng sạt lở. Hà Nội: Biến cỏ tế thành sản phẩm thủ công bắt mắt. Hàng trăm thú cưng 'đọ dáng' tại Sa Đéc - Đồng Tháp.

Thúc đẩy xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật sang thị trường Trung Quốc

Trung Quốc với khoảng 1,4 tỷ dân có nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm thịt lên tới gần 400 tỷ USD/năm. Động vật, các sản phẩm động vật của Việt Nam như sữa, tổ yến, thịt lợn… đều có cơ hội rất lớn xuất khẩu sang thị trường này. Tuy nhiên, Trung Quốc lại là một thị trường khó tính, với các yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm, kiểm dịch và đặc biệt là chất lượng, cùng theo dõi cuộc trò chuyện của Báo Nông nghiệp Việt Nam về vấn đề này.

Nhiệm kỳ IV Vinafruit - Cùng ngành rau quả vượt sóng lớn, đạt thành tích cao

Nhiệm kỳ IV, Vinafruit đối mặt với những khó khăn chưa từng có, nhưng Hiệp hội đã đồng hành cùng ngành rau quả đạt thành tích vượt bậc về xuất khẩu rau quả.

3.000 chậu địa lan sắp đưa đi tiêu thụ

Thời điểm này, 3.000 chậu địa lan của gia đình anh Đặng Văn Hưng ở TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đã nở hoa đều và đẹp, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của thị trường dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.