| Hotline: 0983.970.780

Ai tàn phá rừng thông cổ thụ Quỳnh Lưu?

Thứ Hai 13/03/2023 , 11:58 (GMT+7)

Nhiều diện tích rừng thông cổ thụ tại huyện Quỳnh Lưu bị các đối tượng tàn phá không thương tiếc, thực trạng đáng báo động chính thức gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh.

Empty

Thời gian gần đây, trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu liên tiếp xảy ra tình trạng phá hoại rừng thông gây hoang mang dư luận. Ảnh: Việt Khánh.

Ngang nhiên phá rừng, hành hung cán bộ

Quá trình ngăn chặn hành vi phá rừng, ông Nguyễn Khắc Hoàn, cán bộ bảo vệ rừng của Ban quản lý rừng phòng hộ (BQLRPH) Bắc Nghệ An đã bị các đối tượng tấn công thẳng vào vùng đầu nhiều khả năng dẫn đến chấn thương sọ não. Chưa dừng lại, trước khi ra về những người này còn lớn tiếng buông lời đe dọa: Lần sau không chỉ có thế thôi đâu(?!).

Sự việc nghiêm trọng kể trên bắt nguồn từ vụ phá rừng tại lô 1, khoảnh 3, tiểu khu 343B thuộc địa phận xã Quỳnh Châu, Quỳnh Lưu, Nghệ An. Theo đó, ngày 28/2/2023 BQLRPH Bắc Nghệ An, đơn vị chủ rừng phát hiện một số cá nhân có địa chỉ tại thôn 6, xã Quỳnh Tân (Quỳnh Lưu, Nghệ An) tự ý xâm phạm vị trí kể trên để khai thác rừng trồng thông keo với mục đích lấn chiếm đất. Nguồn gốc là rừng sản xuất, được đầu tư từ ngân sách nhà nước thuộc Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, triển khai từ năm 2000.

Empty

Vụ việc tại xã Quỳnh Châu có tính chất thực sự nghiêm trọng. Ảnh: Anh Khôi.

Sau khi ngang nhiên vào lâm phần của BQLRPH Bắc Nghệ An, các đối tượng đã dùng dụng cụ tiến hành đào bới, chặt hạ, cắt khúc cây thông nhựa rồi bốc xếp, đưa lên xe đi tiêu thụ. Thời điểm phát hiện ghi nhận 1,31 ha diện tích bị khai thác, khối lượng gỗ thông 5,832m3 với tổng cộng 181 gốc cắt. Trong số này có 3,572m3 đã được bốc xếp lên xe ô tô mang BKS 74C-10811, số còn lại nằm rải rác tại hiện trường.

Trước tình hình trên, BQLRPH Bắc Nghệ An đã huy động lực lượng kiên quyết ngăn chặn, đồng thời lập biên bản kiểm tra ban đầu, báo cáo bằng văn bản và bàn giao tang vật (ô tô mang BKS 74C-10811 và 5,832m3 gỗ thông) cùng hồ sơ liên quan khác cho Hạt Kiểm lâm Quỳnh Lưu - Hoàng Mai xử lý theo quy định.

Vụ việc chưa kịp lắng xuống thì vào lúc 16h40 ngày 2/3/2023 nhóm người trên  lại có mặt tại nơi 1,31ha rừng thông bị khai thác trước đó. Lo ngại rừng sẽ bị tàn phá, một mặt BQLRPH Bắc Nghệ An đã báo cáo Hạt Kiểm lâm địa bàn, mặt khác huy động lực lượng tiếp cận hiện trường để ngăn chặn hành vi phá hoại. Điều đáng nói, xuyên suốt quá trình làm việc các cá nhân nói trên tỏ rõ thái độ bất hợp tác, họ không cung cấp thông tin theo yêu cầu, sau đó bỏ lại phương tiện và rời đi.

BQLRPH Bắc Nghệ An tiếp tục lập biên bản và bảo quản tang vật là một cưa xăng hiệu Husqvavna 365 do ông Nguyễn Khắc Trọng, địa chỉ tại xóm 1, xã Quỳnh Tân vận hành. Sau đó 1 ngày, chủ rừng đã phối hợp cùng HKL Quỳnh Lưu - Hoàng Mai kiểm tra hiện trường, qua đo đếm cụ thể ghi nhận 7,47m3 bị khai thác.

Empty

Quá trình ngăn chặn hành vi phá hoại, một cán bộ giữ rừng của Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Nghệ An đã bị các đối tượng xấu hành hung đến mức nhập viện. Ảnh: Anh Khôi.

Tưởng như động thái động thái quyết liệt của chủ rừng đã cảnh tỉnh được các đối tượng, nào ngờ sáng ngày 6/3 hàng chục người hung hãn mang theo hung khí kéo đến địa điểm bảo quản tang vật vụ án. Nhận thấy thái độ của nhóm người thực sự quá khích, trong khi lực lượng cắm chốt lại quá mỏng, cán bộ bảo vệ rừng của BQLRPH Bắc Nghệ An chủ động giải quyết theo hướng ôn hòa. Tuy nhiên các đối tượng phá rừng kiên quyết không nghe, liền đó nhảy phốc lên xe, nổ máy đòi đưa tang vật ra ngoài.

Không chấp nhận hành vi ngang ngược, ông Nguyễn Khắc Hoàn đứng ra ngăn cản thì bị các đối tượng dùng gậy đánh thẳng vào đầu. Bị dính đòn bất ngờ, ông Hoàn ngã xuống đất nhưng các đối tượng không buông tha, chúng vẫn tiếp tục lao vào tấn công khiến ông hoàn bị đa chấn thương. Xong xuôi, nhóm người đã đưa xe ô tô BKS 22C-03397 và 5,174m3 gỗ keo trên xe cùng rời đi.

Nhận thấy tính chất nghiêm trọng của vụ việc, hiện cơ quan công an huyện Quỳnh Lưu đã vào cuộc điều tra, xác minh, làm rõ.

Rừng “trao tay” như bó rau, rừng chảy máu lúc nào chẳng hay

Sự việc diễn ra tại xã Quỳnh Châu chưa ráo mực thì dư luận lại được phen hoang mang tột độ khi thông tin phá rừng thông quy mô lớn tại Quỳnh Văn bị phát giác.

Địa điểm thực hiện tại khoảnh 2 tiểu khu 344C. Diện tích 5,92ha “rừng thông được đưa vào khai thác vận dụng” do ông Nguyễn Đình Đợi, trú tại xóm 14 Bắc Sơn, xã Quỳnh Văn làm chủ.

Empty

Vụ việc tiếp theo thuộc phạm vi rừng do ông Nguyễn Đình Đợi làm chủ. Ảnh: Việt Khánh.

Theo ghi nhận của Nông nghiệp Việt Nam, gia đình ông Nguyễn Đình Đợi được giao quản lý tổng diện tích 10,63 ha rừng và đất lâm nghiệp, tất cả đều là rừng sản xuất, hiện trạng chủ yếu là rừng trồng lấy nhựa thuần loài, thông nhựa xen keo từ cấp tuổi IV đến cấp tuổi VII.

Ngày 16/3/2022 ông Đợi có giấy đề nghị cấp phép khai thác bằng phương pháp “tỉa thưa” tại lô 2a khoảnh 1 tiểu khu 344 C. Ngày 23/3/2022, Sở NN-PTNT Nghệ An ban hành Văn bản số 783/SNN-KL ngày 23/3/2022 chấp thuận cho ông Nguyễn Đình Đợi cùng 3 chủ rừng khác được phép “khai thác tận dụng gỗ cây thông, nhựa rừng trồng khi thực hiện biện pháp lâm sinh nuôi dưỡng trên đất rừng sản xuất do nhà nước đầu tư thông qua dự án PAM (2780, 4304), dự án 327”. Hiệu lực đến ngày 31/12/2022.

Empty

Chưa được cấp ngành chuyên môn chấp thuận phương án nhưng việc tận dụng khai thác, tỉa thưa để chiếm đất trồng keo đã diễn ra. Ảnh: Việt Khánh.

Dẫu được chấp thuận phương án nhưng ông Nguyễn Đình Đợi không tuân thủ kéo theo chậm tiến độ, lý do được chống chế là thời tiết bất thuận. Theo quy định, sau khi hết hiệu lực chủ rừng phải làm tờ trình gia hạn xin cấp phép lại, chỉ khi Sở NN-PTNT đồng ý mới được phép làm. Dù vậy chủ rừng lại “lờ” đi để chặt phá, cày xới rừng trên diện rộng. Đáng nói, không chỉ khai thác, tỉa thưa mà còn ngang nhiên trồng keo trên những phần đất trống mới hình thành.

Theo xác nhận của cán bộ bảo vệ rừng Hạt Kiểm lâm Quỳnh Lưu - Hoàng Mai, thời gian thực hiện "ngoài luồng" bắt đầu từ ngày 18, 19/2 đến ngày 6/3. Sau khi nắm bắt thông tin, sáng 8/3 đoàn của xã Quỳnh Văn mới tiếp cận hiện trường, chiều cùng ngày cơ quan chức năng tiếp tục tiến hành kiểm tra tổng thể, qua đó ghi nhận nhiều khúc gỗ thông vẫn còn nằm vương vãi tại hiện trường. Đặc biệt, trên diện tích trồng thông trước đây mọc lên chi chít cây keo non, chiều cao bình quân khoảng 30 - 40 cm/cây, điều này cho thấy mục đích rõ ràng của đối tượng thực hiện.

Empty

Ông Nguyễn Đình Đợi chỉ là chủ sở hữu về mặt lý thuyết, trên thực tế diện tích kể trên đã "trao tay" cho nhiều người khác. Ảnh: Việt Khánh.

Trở lại với diễn biến chính, bước đầu cơ quan chuyên ngành xác định ông Nguyễn Đình Đợi chỉ là chủ sở hữu về mặt lý thuyết, thực chất diện tích rừng đã “trao tay” từ lâu, trong đó người đứng ra tiến hành khai thác, tỉa thưa là Đậu Đình Hùng:

“Hồ sơ, sổ đỏ là của ông Đợi nhưng đến thời điểm hiện tại đã qua 4 đời chủ, hình thức chuyển nhượng là viết tay chứ không làm thủ tục chuyển đổi chủ sở hữu. Ông Đợi bán cho ông Sinh ở xóm 1, ông Sinh bán cho ông Thế ở xã Quỳnh Tân, ông Tân lại bán cho ông Hùng có chung vốn với một người khác ở xã Quỳnh Văn. Từ sáng đến giờ chúng tôi cố gắng liên hệ với ông Đợi và những người có liên quan nhưng chưa gặp được ai”, Hạt Kiểm lâm Quỳnh Lưu - Hoàng Mai xác nhận.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm