| Hotline: 0983.970.780

Rừng vừa trồng đã chết

Thứ Năm 02/08/2012 , 13:52 (GMT+7)

Giữa tháng 7 vừa qua, PV tiến hành khảo sát rừng trồng sao đen thấy rất nhiều cây đã chết trụi.

BQL Dự án trồng rừng huyện Phú Ninh (Quảng Nam) giao khoán cho UBND xã Tam Lộc triển khai trồng 50 ha rừng phòng hộ tại khoảnh 1 và 2 thuộc tiểu khu 578 ở đầu nguồn đập Ma Phan. Ngày 20/2/2012, ông Nguyễn Hơn, Phó chủ tịch UBND xã Tam Lộc ký hợp đồng với đại diện 9 nhóm hộ dân trên địa bàn thôn 5 để thực hiện trồng toàn bộ 50 ha cây sao đen với mật độ 1.333 cây/ha.

Ngày 27/3/2012, BQLDA trồng rừng huyện Phú Ninh cùng xã Tam Lộc tiến hành kiểm tra 50 ha rừng vừa trồng. Trong biên bản kiểm tra lập lúc 17h cùng ngày, hai bên thống nhất tỷ lệ cây sống đạt 90% (!).

Giữa tháng 7 vừa qua, PV tiến hành khảo sát rừng trồng sao đen thấy rất nhiều cây đã chết trụi. Ông Lê Hoa ở thôn 5 lắc đầu: “Trong tổng số 6,5 ha rừng thuộc lô số 6 mà gia đình tôi và 8 hộ dân khác nhận khoán trồng, đến thời điểm này đã có 60% diện tích bị chết héo. Đất đồi trọc ở đây không có nước tưới, từ lúc đưa cây xuống hố đến nay liên tục nắng nóng, cây sống sao nổi?”.

Cách đó không xa, ông Trần Ngọc Mai cùng thôn cũng đang xót dạ thở dài: “Bà con nông dân tụi tôi thường trồng rừng vào mùa mưa, từ cuối tháng 8 đến giữa tháng 11 DL, cây rất dễ sống. Còn dự án ni, không biết răng mà mấy ông lại giao khoán trồng đầu tháng 3 vừa rồi. Hơn 4 tháng nay, trời nắng như thiêu như đốt, cây không chết mới là chuyện lạ”.

Theo ông Nguyễn Hơn, sở dĩ việc triển khai dự án trồng 50 ha rừng phòng hộ thực hiện tréo ngoe là do các thủ tục liên quan bị trục trặc và vốn rót về quá chậm. Do nắng hạn gay gắt, diện tích sao đen mới trồng đã chết với tỷ lệ rất cao, có lô lên đến 50-60%, một phần do các hộ nhận khoán thực hiện không đúng kỹ thuật, nhất là trồng quá cạn, thậm chí một số vị trí không xé túi bầu (!).

Tuy nhiên, cần nói thêm cho rõ, theo hợp đồng mà đại diện chính quyền địa phương ký với các nhóm hộ tham gia trồng rừng thì bên A (UBND xã Tam Lộc) chịu trách nhiệm hướng dẫn kỹ thuật cho bên B (nhóm hộ dân). Đồng thời, phối hợp với BQL trồng rừng huyện Phú Ninh giám sát, kiểm tra, nghiệm thu và chỉ đạo hiện trường. Vậy không hiểu nhiệm vụ của UBND xã Tam Lộc trong khâu hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng thế nào? Việc kiểm tra, giám sát, chỉ đạo hiện trường thực hiện đến đâu?

Theo hợp đồng đã ký kết thì trồng 1 ha rừng phòng hộ, nhóm hộ tham gia thực hiện sẽ được xã chi trả 5 triệu đồng. Cụ thể, xã sẽ tạo điều kiện cho nhóm hộ tạm ứng 30% kinh phí (lần 1) để trả công lao động. Tạm ứng 40% (lần 2) sau khi xử lý xong thực bì, tiến hành đào hố, trồng cây. Còn lại 30% sẽ được thanh toán vào tháng 3/2012. Tuy nhiên, đến nay 9 nhóm hộ dân vẫn chưa nhận đủ tiền.

Ông Lê Hoa cho biết, gia đình ông và 8 hộ khác nhận trồng tổng cộng 6,5 ha rừng. Theo hợp đồng, tổng số tiền nhóm hộ của ông Hoa được thanh toán 32,5 triệu đồng. Vậy nhưng, đến giữa tháng 7/2012 mới chỉ nhận được 15 triệu. Ông Nguyễn Hơn cho rằng, tỷ lệ cây chết quá nhiều nên phải chờ BQLDA kiểm tra lại, sau đó mới giải quyết được.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối nhiều ngày, ngư dân khốn đốn

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối khiến ngư dân như ngồi trên đống lửa. Nhiều chủ tàu cập cảng tại Quảng Trị rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm