| Hotline: 0983.970.780

Ruồi đục trái xoài

Thứ Sáu 09/05/2014 , 06:46 (GMT+7)

Vỏ trái nơi ruồi đục có màu đen, mềm, ứa nhựa hấp dẫn côn trùng, nấm bệnh đến đẻ trứng, gây hại khiến trái bị biến màu, thối.

Ruồi đục trái xoài (Oriental fruit fly) có tên khoa học là Bactrocera dorsalis (Hendel), thuộc họ Trypetidae, bộ hai cánh (Diptera).

Ruồi đục trái là côn trùng đa thực, gây hại hơn 30 loại cây ăn trái và rau cải. Có nhiều loài ruồi đục trái, trong đó phổ biến nhất là B. dorsalis, B.coresta, B.cucurbitea.

09-03-26_sirifos-585ec-480ml

Thiệt hại

Ruồi đục trái là dịch hại quan trọng ở vùng ôn đới, cận nhiệt đới và nhiệt đới. Nhiều vùng trồng xoài ở Việt Nam, ruồi gây hại nghiêm trọng. Ruồi thích đẻ trứng trên trái chín, nhưng cũng đẻ cả trên trái còn xanh.

Vỏ trái nơi ruồi đục có màu đen, mềm, ứa nhựa hấp dẫn côn trùng, nấm bệnh đến đẻ trứng, gây hại khiến trái bị biến màu, thối.

Trái bị ruồi đục có thể rụng trước khi chín hoặc tiếp tục neo trên cây. Nếu trái còn trên cây, giá trị thương phẩm cũng giảm do thịt trái bị thối. Ruồi không chỉ làm giảm năng suất và chất lượng, mà còn khiến xoài không xuất khẩu được vì ruồi là đối tượng kiểm dịch hàng đầu của nhiều nước trên thế giới.

Đặc tính sinh học

Ruồi (thành trùng) dài khoảng 6 - 9 mm, sải cánh dài khoảng 8 - 12 mm, có màu nâu vàng với các vạch đen trên bụng. Ruồi cái to hơn ruồi đục và có kim đẻ trứng dài, nhọn ở cuối bụng. Ruồi sau khi nở 3 - 4 ngày sẽ bắt cặp và đẻ trứng.

Ruồi cái thích đẻ trứng trên trái chín. Một con có thể đẻ 150 - 400 trứng. Khi đẻ, ruồi dùng kim đẻ trứng chích qua da trái nơi tiếp giáp giữa vỏ và thịt trái và đẻ vào từng chùm trứng. Trứng dài trung bình 1,0 - 1,5 mm, hai đầu nhọn, hơi cong, trứng mới đẻ có màu trắng, sau chuyển vàng và nở sau 1 - 3 ngày.

Ấu trùng (dòi) mới nở có màu vàng nhạt, đục vào thịt trái, ấu trùng càng lớn, càng đục sâu vào trong làm trái bị hư, thối và ứa nước ra ngoài. Giai đoạn ấu trùng xảy ra bên trong trái, kéo dài khoảng 8 - 10 ngày, qua 2 lần lột xác (3 tuổi) trước khi co mình búng ra khỏi trái để hóa nhộng trong đất.

Giai đoạn nhộng xảy ra ở lớp đất sâu khoảng 1 - 5 cm, kéo dài 7 - 10 ngày, sau đó thành trùng (ruồi) vũ hóa, bay thoát khỏi mặt đất tiếp tục một chu kỳ mới. Vòng đời ruồi đực khoảng 20 - 30 ngày.

Phòng trị

- Thu hoạch sớm khi trái vừa chín để tránh ruồi gây hại và lây nhiễm.

- Không trồng xen ổi, đu đủ, cam quýt , nhãn… trong vườn xoài.

- Bao trái: Khi xoài to độ quả trứng gà nên bao trái, ngoài việc ngừa ruồi đục trái, bao trái còn giúp phòng bệnh thán thư, thối đáy trái, sâu đục hột… Tuy bao trái tốn công sức, thời gian, nhưng tiết kiệm chi phí và làm vỏ trái có màu đẹp, hấp dẫn hơn.

- Thuốc thảo mộc: Dùng cây é tía/húng quế đâm nhỏ, treo lên cây để dẫn dụ ruồi sau đó phun thuốc trừ sâu.

- Vệ sinh đồng ruộng: Thu nhặt và tiêu hủy (đốt hoặc chôn) trái xoài rụng xuống đất cũng như còn sót lại trên cây sau khi thu hoạch vì đó là nơi lưu tồn ruồi.

- Bẫy dẫn dụ: Dùng trái chuối chín, cam, dứa… trộn với thuốc trừ sâu (Sec Saigon 5, 10EC, Sherzol EC) để dẫn dụ và diệt ruồi. Đặt 30 - 100 bẫy/1 ha vườn.

- Phun mồi protein thủy phân: Do ruồi cái cần ăn protein để phát triển trứng, ruồi đực phát triển tinh trùng, nên có thể dùng bả mồi protein để diệt ruồi.

 Cách làm: Pha 5 ml Sairifos 585 EC với 50 ml protein thủy phân trong 1 lít nước. Phun 50 ml hỗn hợp này cho 1 cây, phun theo từng điểm, 1 tuần phun 1 lần để dẫn dụ và diệt ruồi. Phun vào khoảng 8 - 10 giờ sáng, khoảng 30 ngày trước khi thu hoạch. Ưu điểm của phun bả mồi protein là lượng nước thuốc phun lên cây thấp, an toàn cho côn trùng thụ phấn, ít tốn công, diệt cả ruồi đực và ruồi cái.

- Sử dụng pheromone dẫn dụ ruồi đực: Pha Methyl eugenol với Sairifos 585EC với tỷ lệ 96 : 4, đặt bẫy để dẫn dụ và diệt ruồi đực. Thấm 1 ml thuốc vào miếng vải hoặc bông rồi đặt trong hộp nhựa hoặc sắt, có đục lỗ bên hông để ruồi đực bay vào ăn thuốc và chết.

Nên treo bẫy lên cây nơi râm mát (tránh ánh nắng chiếu trực tiếp), thoáng gió, treo cách mặt đất khoảng 1 - 2 m. Mỗi ha đặt 30 - 60 bẫy. Sau vài ngày nên thay bẫy một lần để nhặt ruồi chết và thay bã mới. Nên bắt đầu đặt bẫy khi cây vừa cho trái nhất là khi trái chín. Để diệt ruồi có hiệu quả cần đặt nhiều bẫy trên diện rộng, làm đồng loạt và liên tục.

Xem thêm
Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm