| Hotline: 0983.970.780

Sâm đất chữa bệnh

Thứ Sáu 12/04/2013 , 10:40 (GMT+7)

Theo Đông y, rễ củ sâm đất ít có độc, có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, làm long đờm, làm tăng lượng nước tiểu.

Sâm đất còn có tên sâm nam, sâm rừng, sâm quy bầu, có tên khoa hoc: Boerhavia diffusa L. (B. repens L.), thuộc họ Hoa phấn - Nyctaginaceae. Sâm đất mọc hoang hay trồng khắp nơi, có thân thảo, giòn, mập, mọng nước. Lá mọc đối. Hoa màu hồng tím. Bộ phận dùng: Rễ và lá.

Thành phần hóa học: Trong rễ có 0,01% một chất alcaloid có hoạt tính là punarnavine; alcaloid tổng số trong rễ là 0,04%; còn có một chất thơm, tinh bột, chất gôm, một chất dầu bay hơi, nitrat kalium. Các bà nội trợ thường luộc, nấu canh sâm đất với tôm, thịt để ăn cho mát về mùa hè.

Theo Đông y, rễ củ sâm đất ít có độc, có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, làm long đờm, làm tăng lượng nước tiểu. Nó có tác dụng vào hệ thần kinh như một tác nhân chống co giật. Lá có tác dụng hoạt huyết, giải độc. Sâm đất được dùng chữa hen suyễn, đau dạ dày, phù thũng, thiếu máu, vàng da, cổ trướng, phù toàn thân, tiểu ít, táo bón thường xuyên, các bệnh về gan và lá lách; còn dùng trị viêm nhiễm bên trong và trị nọc độc rắn.

Lá được dùng trị sang độc. Liều dùng 10 - 15 g, dạng thuốc sắc hay thuốc hãm. Có thể tán bột uống. Có thể pha uống như trà (10 g trong 1 lít nước sôi) nếu pha rượu thì chỉ dùng liều 2 - 5 g bột rễ trong 1 ngày.

Chú ý, khi sử dụng với liều quá cao, có thể gây nôn mửa và làm ra nhiều mồ hôi.

Xem thêm
Sàng lọc ung thư thực quản bằng bọt biển

Trong vòng 3 năm tới, những người bị ợ nóng sẽ được xét nghiệm lâm sàng ung thư thực quản thông qua một xét nghiệm kéo dài khoảng 10 phút.

Nguyên nhân gây bệnh tim mạch và cách phòng ngừa hiệu quả

Bệnh tim mạch là một trong những bệnh nguy hiểm, với tỷ lệ tử vong cao. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch.

Gợi ý những món canh giàu dinh dưỡng tốt cho người tiểu đường

Chế độ dinh dưỡng có vai trò và tác động rất lớn đối với sức khỏe của người bị tiểu đường.