| Hotline: 0983.970.780

Sầm Sơn phòng chống cháy rừng

Thứ Năm 13/06/2013 , 10:41 (GMT+7)

Vào mùa du lịch, ngoài việc chuẩn bị tốt nhất các loại hình dịch vụ phục vụ du khách, Sầm Sơn luôn đặt công tác phòng cháy chữa cháy rừng lên hàng đầu.

Thị xã Sầm Sơn (Thanh Hóa) có gần 180 ha rừng đặc dụng chạy dài 6 km bờ biển, trong đó khu vực núi Trường Lệ là 140 ha. Vào mùa du lịch, ngoài việc chuẩn bị tốt nhất các loại hình dịch vụ phục vụ du khách, TX luôn đặt công tác phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) lên hàng đầu.

Phó Chủ tịch UBND TX Sầm Sơn Hoàng Văn Truyền cho biết: Bình quân mỗi năm địa phương đón từ 2,3 - 2,5 triệu lượt khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng nên nguy cơ xảy ra cháy rừng luôn tiềm ẩn.

Vì thế, ngay từ đầu năm UBND TX đã chỉ đạo các lực lượng công an, BCH quân sự, UBND các phường, xã, chủ rừng phối hợp Hạt Kiểm lâm ven biển chủ động xây dựng phương án, kế hoạch tác chiến với giặc lửa; nhất là trong thời gian cao điểm là 3 tháng mùa hè.

Hiện tại Sầm Sơn có 4 điểm có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao đều tập trung tại khu vực núi Trường Lệ gồm đền Độc Cước, đền Cô Tiên, đền Tô Hiến Thành và Hòn Trống Mái, bởi hầu hết du khách đều lên núi để vãng cảnh, vào đền thắp hương cầu khấn.


Quân dân TX Sầm Sơn họp triển khai diễn tập PCCCR  

Tại các điểm này, TX tập trung cắm biển báo cấm lửa, BVR; hàng ngày tuyên truyền PCCCR trên loa phát thanh; đồng thời tổ chức diễn tập PCCCR cho dân quân tự vệ, chủ rừng và người dân. Các hộ kinh doanh dịch vụ ven rừng đều phải ký cam kết về công tác BVR-PCCCR, trường hợp vi phạm sẽ xử lý nghiêm khắc.

Cũng theo ông Truyền, trong 3 tháng hè, TX luôn luôn duy trì đội quân chữa cháy lên đến gần 500 người với đủ các thành phần tham gia, hàng ngày Hạt Kiểm lâm ven biển phân công cán bộ, chiến sỹ phối hợp chủ rừng (Cty CP Môi trường & dịch vụ du lịch Sầm Sơn) tăng cường tuần tra, giám sát các điểm thu hút đông khách du lịch, trực gác 24/24h để khi phát hiện cháy kịp thời ứng phó.

TX đang tập trung nguồn lực xây dựng dự án “Thành lập BQL vườn thực vật Sầm Sơn” nhằm phát huy tối đa công tác BVR gắn với phát triển du lịch, tăng hiệu quả kinh tế...

Ông Lê Văn Hồng, cán bộ thanh tra pháp chế, Hạt Kiểm lâm tâm sự: "Nhờ triển khai tốt các biện pháp PCCCR nên 5 năm trở lại đây rừng Sầm Sơn không xảy ra vụ cháy nào. Điều đó thể hiện sự quyết tâm của lực lượng kiểm lâm nói riêng, các cấp, các ngành TX Sầm Sơn nói chung trong việc gìn giữ màu xanh cho rừng, bảo vệ môi trường sống”.

Theo ông Hồng, kinh nghiệm PCCCR ở Sầm Sơn rút ra sau nhiều năm chống “giặc lửa” chính là việc tuyên truyền để người dân nhận thức được tầm quan trọng, vai trò, trách nhiệm của họ. Đặc biệt, công tác PCCCR phải lấy việc phòng là chính, bằng các giải pháp như giảm vật liệu cháy (xử lý thực bì); phát đường băng cản lửa. Và phải thành lập các tổ đội quần chúng PCCCR.

Nhớ lại sự cố xảy ra gần 2 năm về trước: Vào buổi sáng mùa hè 2011, một nhóm học sinh lên khu vực Hòn Trống Mái cắm trại, các em gom lá thông lại dưới gốc cây rồi đốt lửa nướng thức ăn, lửa bén lên thân cây gây náo loạn cả khu vực, rất may lúc đó đội tuần tra BVR kịp thời phát hiện, dập tắt lửa mới không gây ra thiệt hại.

Những thôn, khu phố có nhiều diện tích rừng thì thành lập tổ chữa cháy rừng (mỗi thôn ít nhất 1 tổ, từ 15 - 20 người), số người này phải là lực lượng thường trực có mặt tại địa phương; đứng đầu các tổ là trưởng, phó thôn, công an viên và phải có quy định hiệu lệnh khi huy động lực lượng.

Trường hợp có cháy rừng, tổ, đội trưởng chủ động huy động anh em chữa cháy theo phương châm 4 tại chỗ, báo cáo kịp thời lên BCĐ BV&PTR thị xã để hỗ trợ lực lượng, phương tiện.

Ông Đỗ Ích Thưởng, Cty CP Môi trường & dịch vụ du lịch Sầm Sơn chia sẻ: Ngoài lực lượng cắm tại các chốt BVR, Cty thường xuyên cử cán bộ lưu động đến các vị trí trọng điểm tuyên truyền khách du lịch tham gia PCCCR. Các thiết bị chữa cháy đã được trang bị khá đầy đủ. Cty đang phối hợp UBND TX tu sửa hồ lưu trữ nước mưa trên núi Trường Lệ để khi xảy ra cháy đủ nguồn nước phục vụ chữa cháy.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm