| Hotline: 0983.970.780

Săn loài ong 'đốt thần ngã ngửa', nghề trêu ngươi 'thần chết'

Thứ Bảy 11/08/2018 , 13:15 (GMT+7)

Người Nghệ có câu: “Ong vẽ đốt mẻ nồi rang, ong vang đốt vàng mắt nghệ, ong chần đốt thần ngã ngửa”. Ngụ ý rằng, ong chần là loài hung dữ, độc tố mạnh đến nỗi đốt thần thánh ngã ngửa. Vậy nhưng, vì mưu sinh, không ít người chấp nhận đối diện với tử thần.

Trêu ngươi "thần chết"

07-34-42_tho_sn_ong_chn_chun_bi_vo_rung
Thợ săn ong chần chuẩn bị vào rừng

Hẹn mãi, tôi mới được ông Thắng, một người chuyên đi săn ong chần trú tại xóm chợ, xã Nam Hưng (huyện Nam Đàn, Nghệ An) cho đi theo. Ông Thắng nhìn tôi vẻ ái ngại: “Sợ chú không theo nổi rồi! Săn ong chần không nói chơi được đâu. Có khi thợ săn phải mất 2-3 ngày mới tìm được tổ của chúng. Rồi phải tìm bịt hết các lỗ thở trước khi đào tổ phòng khi chúng ra cùng lúc, vùi mặt không thấy đường đào tổ. Người không thạo việc đi theo, có khi chết oan như bỡn”.

Nói rồi, ông Thắng đưa tôi một bộ “quần áo giáp” để tránh bị đốt khi đối diện với ong chần.

Thợ săn ong chần cho biết, đây là loài ong đặc biệt, nọc kịch độc nên trang phục cũng đặc biệt. Bộ đồ rẻ nhất để đi săn ong chần cũng trên 1 triệu đồng. Chúng được may từ những tấm bạt dày, thậm chí phải 2-3 lớp chồng lên nhau, không có kẽ hở nào để ong có thể chui vào được. Trên phần mặt được may 2-3 lớp màn, tạo thành lớp màng có khoảng cách xa so với các bộ phận trên khuôn mặt, làm sao để người mặc vẫn thấy đường khi di chuyển, đào tổ.

07-34-42_bo_o_gip_cu_tho_sn_ong_chn
Bộ “áo giáp” của thợ săn ong chần

Sau khi tìm thấy ổ, thợ săn phải mặc “áo giáp”, dùng dây chun thắt chặt ở cổ chân, chân đi ủng buộc chặt, tay đi tất dày. Chỉ cần sơ suất để lộ một khe hở thì tính mạng thợ săn sẽ ngàn cân treo sợi tóc. Đối với loài hung dữ như ong chần, chỉ cần một vết đốt đã đủ khiến thợ săn phải lập tức phải nhập viện truyền nước giải độc. Người nào sức đề kháng tốt có thể qua khỏi nhưng cũng có người bị hoại tử từng mảng thịt. Còn nếu bị đốt nhiều vết thì gần như chết chắc.

Ông Thắng cuốn bộ đồ vào ba lô, bỏ thêm một chiếc cuốc nhỏ, cán ngắn đã được tháo rời, một túi thịt lợn hôm qua mua ngoài chợ về cất trong tủ lạnh, một chai nước uống. Săn ong chần có khi phải leo 2-3 ngọn núi nên bộ đồ nghề cũng phải tinh gọn nhất, chỉ đưa những thứ thiết yếu.

Từ Nam Hưng, chúng tôi ngược QL 46 về huyện Thanh Chương. Nhìn những ngọn đồi lô nhô phía bên kia đường mòn Hồ Chí Minh, ông Thắng quả quyết: “Vào khu vực khe Tràm, xã Thanh Thủy kiểu gì hôm nay cũng theo được một ổ. Ở đây, hai hôm trước chúng tôi theo một con ong mồi nhưng vẫn chưa tìm được. Loài ong này sau khi ngậm được mồi nhử sẽ bay vút lên trời cao về tổ, tránh sự theo dõi của thợ săn. Vì thế, theo được đến tổ của chúng rất khó khăn”.

Là nghề nguy hiểm, thường mỗi tổ săn ong có 3-4 người cùng đi để hỗ trợ lẫn nhau đề phòng bất trắc. Nhưng hôm nay, bạn săn có việc, lại đã cao tuổi, không đi săn đường xa được ông Thắng mới chấp nhận đi với tôi. Thường, đã là thợ săn ong chần thì ngay cả khi gặp ong mật rừng những người thợ này cũng bỏ qua. Họ có đam mê riêng, thích chinh phục loài ong hung dữ này. Ngoài ong chần thì khi gặp ong vang, ong vẽ, những người thợ này cũng bắt. Tuy nhiên, bắt ong vang, ong vẽ thường dễ hơn nhiều.

07-34-42_khong_gp_ong_chn_tho_sn_cung_co_the_sn_c_ong_vng_ong_ve
Không gặp ong chần, thợ săn cũng có thể săn cả ong vang, ong vẽ

Non nửa xóm chợ quê ông Thắng từ gần chục năm nay hành nghề săn ong chần. Mùa săn ong chần bắt đầu từ khoảng từ tháng 3 dương lịch, kéo đến gần cuối năm. Thợ săn ong chần đi bằng xe máy, thường bắt đầu săn từ Nghệ An vào đến tận Đà Nẵng. Họ kéo nhau đi thành từng đoàn như những biệt đội lữ hành.

“Chúng tôi đi bằng xe máy, săn đến đâu gửi xe, tư trang ở đó. Ngoài việc tự tìm đến tổ của chúng, nhiều người dân khi thấy tổ ong chần cũng báo cho chúng tôi vì họ sợ, không dám bắt cũng không thể đuổi đi được. Khi có hàng chúng tôi gọi cho đầu nậu đến thu mua. Đến khoảng gần cuối năm thì đội đi săn đã săn vào đến tận Đà Nẵng. Vào Đà Nẵng có khi đào được những tổ gần 20 kg. Có khi gặp ong dế, một loài ong còn dữ dằn và độc hơn cả ong chần, loài này gần như chỉ có ở Đà Nẵng thôi. Tất nhiên, giá tổ ong dế vì thế cũng đắt hơn cả ong chần”, ông Thắng tâm sự.

Chúng tôi vượt qua nhiều khe suối để đến được điểm cuối con đường vào khe Tràm. Hai chiếc xe cà tàng của tôi và ông Thắng ọ lên từng hồi để vượt qua những khe nước, con dốc. Trời vừa mưa xong, đường vào khe Tràm lầy lội, nhiều đoạn phải xuống đẩy xe nhích từng đoạn.

Đến một khe nước gần cuối con đường, ông Thắng chỉ lên núi cao trước mặt và cho biết, ngày hôm qua ông và bạn săn theo một con ong chần đến hết ngọn núi thì mất dấu.

Ông Thắng lấy trong túi ra một nhúm thịt lợn, sau đó lấy thanh tre dọc đường, chẻ đôi một đầu dắt miếng thịt vào ngồi gốc cây nhử ong. Chừng 30 phút sau, một chú ong chần thân đen vù đến. Ngửi thấy mùi thịt, chỉ trong thoáng chốc nó cắp miếng thịt bay đi trong khi chúng tôi chưa kịp định thần, giương máy chụp. Ông Thắng vơ vội chiếc ba lô, quần ống thấp, ống cao, mặt ngửng lên trời chạy theo ong mồi.

07-34-42_moi_cu_ong_chn_l_mieng_thit_nho_cm_vo_cnh_tre
Mồi câu ong chần là miếng thịt nhỏ cắm vào cành tre
07-34-42_di_theo_huong_ong_moi
Đi theo hướng ong mồi

“Khó chứ không phải dễ đâu chú ơi! Nó nhanh và tinh ranh lắm! Tìm được ổ của nó còn khó hơn mò kim đáy bể chứ chả chơi!”
 

Giá ong chần bao nhiêu?

Ông Thắng đem cho tôi xem những “chiến tích” mà đội thợ săn của ông đã từng làm được. Theo ông Thắng, thời điểm này tổ ong chần lớn nhất cũng chỉ khoảng trên dưới 10 kg. Đến khoảng tháng 8-9, có những tổ ong chần nặng phải đến 15-16 kg. Gặp những tổ như thế thì thợ săn ong chần “ăn đủ”.

Ong chần, ong vang, ong vẽ, ong dế sau khi bắt được, thợ săn thường để nguyên tổ. Đầu nậu đến thu mua sẽ cân cả tổ để tính tiền. Mỗi kg ong chần (cả tổ) được bán với giá trên 400.000 đồng; ong dế trên 500.000 đồng, ong vang, ong vẽ trên 200.000 đồng. Đặc điểm của những thợ săn ong chần là họ dùng dụng cụ để đào lấy nguyên tổ chứ không dùng lửa đốt nên ít xảy ra nguy cơ cháy rừng.

“Tôi cũng không biết họ mua về làm gì nhưng từ lâu lắm rồi, những thợ săn đất Bắc đã vào đây đi săn. Làng tôi lúc đầu đi theo họ học săn nhưng nay lành nghề cả. Ngày nào gặp may có khi một nhóm thợ săn 3-4 người có thể đào được 30-40 kg tổ ong chần. Nghe nói các đầu nậu thu gom, sau đó bán sang Trung Quốc, họ làm vị thuốc gì quý lắm. Dân ta thì ai dám mua tổ ong tiền triệu về nhắm rượu hả chú?”, ông Thắng cho biết thêm.

07-34-42_chien_tich_cu_mot_tho_sn_ong_chn_ti_x_thnh_thuy
Chiến tích của một thợ săn ong chần tại Thanh Thủy

Nói về sự nguy hiểm của nghề săn ong chần, một thợ săn tại xã Thanh Thủy cho biết, năm 2017, một thợ săn ong chần tại huyện Yên Thành vì sơ suất để thanh tre đâm thủng áo đã bị ong chần chui vào đốt đến chết.

“Săn ong chần không khác gì trêu ngươi thần chết. Đối với ong chần, đào hay đốt thì đều phải có đồ bảo hộ tiền triệu nếu không muốn chết oan. Dù là nghề nguy hiểm nhưng thu nhập cao, nhiều người lại đam mê nên tôi chưa thấy ai đã đi theo nghề này mà chịu bỏ cả”, một thợ săn ở xã Thanh Thủy cho biết.

(Kiến thức gia đình số 32)

  • Làng Nủ trước ngày khánh thành
    Phóng sự 14/12/2024 - 21:19

    40 ngôi nhà mới sẽ được bàn giao cho các hộ dân thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai) vào ngày 15/12 sau gần 3 tháng thi công.

  • Thái Bình phục hồi 'làng muối tâm linh’
    Phóng sự 14/12/2024 - 10:15

    Hạt muối sạch của HTX Tam Đồng sẽ được phục hồi gắn với du lịch tâm linh, với di tích Đền Bà chúa Muối nức danh cả nước và sẽ là 'hạt muối di sản'.

  • Khát khao khôi phục vùng cam sành Tân Lĩnh
    Phóng sự 12/12/2024 - 10:57

    YÊN BÁI Tân Lĩnh nức tiếng một thời với những mùa cam sành sai trĩu bội thu, giờ chỉ là hoài niệm, người dân nơi đây khao khát khôi phục vùng cam đặc sản này.

  • Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao
    Phóng sự 06/12/2024 - 14:00

    Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.

  • Lãng du - những ấn tượng khó phai
    Phóng sự 06/12/2024 - 10:18

    Miền núi phía Bắc luôn níu chân du khách, từ cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, cho đến những sản vật đặc trưng, cùng sự nồng hậu của người dân địa phương.

  • Cây vàng trên Mỏ Vàng
    Phóng sự 06/12/2024 - 06:00

    Trời còn đẫm sương đêm, ông Đặng Nho Hưng (thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng) đã thức giấc, mượn người lên đồi dọn thân củi quế chuẩn bị cho một mùa mới...

  • Đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng
    Phóng sự 05/12/2024 - 15:15

    Ở Sa Pa (Lào Cai) có một cộng đồng người Dao đỏ đắm đuối với cây thuốc bản địa, đắm đuối với bài thuốc cha ông. Họ kiên trì đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng...

  • Sâm Lai Châu trên đỉnh Pusilung
    Phóng sự 05/12/2024 - 14:00

    Dự hội nghị định hướng phát triển sâm Việt Nam do Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì, ông Ngô Tân Hưng càng quyết tâm xây dựng thương hiệu Sâm Việt Nam thành ngành hàng.

  • Vùng xanh ngát dưới chân đèo Pha Đin
    Phóng sự 05/12/2024 - 06:00

    Mấy chục năm về trước, xã Phổng Lái thiếu nước sinh hoạt, người dân hầu như sản xuất theo hướng tự cung tự cấp, chứ chưa bao giờ dám nghĩ đến quy mô hàng hóa.

  • Canh giữ linh hồn của rừng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:53

    Người ta gọi hổ là chúa tể của rừng xanh, còn tiếng hót của vượn chính là linh hồn của rừng.

  • 'Cá thần' dưới chân thác Trăng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:50

    Từng vài lần ăn cá dầm xanh ở Hòa Bình hay còn có tên cá bỗng ở Tuyên Quang, 'cá thần' ở Thanh Hóa, tôi ấn tượng về sự thơm, ngon, ngọt đậm của nó.

  • Đem hoa quả xứ người lên đất dốc
    Phóng sự 04/12/2024 - 13:45

    Thuở ban đầu, Sơn La chỉ toàn ngô, sắn và cây lâm nghiệp, tìm đỏ mắt không thấy bơ, nhãn, chứ đừng nói đề huề như bây giờ.

Xem thêm
Bình Phước sẽ là cực tăng trưởng vùng Đông Nam bộ

Đó là kỳ vọng của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại lễ công bố Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đồng bộ hệ thống thủy lợi là 'chìa khóa' bảo vệ ĐBSCL

ĐBSCL Các công trình thủy lợi ở ĐBSCL đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát, ngăn mặn và đảm bảo nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Trà Vinh sẽ vận hành 5 dự án năng lượng tái tạo vào năm 2030

Quy hoạch giai đoạn 2026 - 2030, các dự án sẽ được vận hành gồm điện mặt trời áp mái, điện rác, điện sinh khối, hướng đến giảm phát thải ròng bằng 0.