| Hotline: 0983.970.780

Sản phẩm OCOP 'nở hoa' trên đất Quỳ Châu

Thứ Tư 29/06/2022 , 14:15 (GMT+7)

Quỳ Châu là huyện nghèo, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng với quyết tâm cao đã gặt hái được trái ngọt khi thực hiện chương trình OCOP.

Quỳ Châu có nhiều sản phẩm đặc trưng, lợi thế. Ảnh: Anh Khôi.

Quỳ Châu có nhiều sản phẩm đặc trưng, lợi thế. Ảnh: Anh Khôi.

2 năm qua, dịch Covid-19 gây ảnh hưởng nặng nề đến huyện miền núi Quỳ Châu (Nghệ An), nơi điều kiện thực tế còn nhiều khốn khó. Dù vậy với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị và sự nỗ lực của người dân nhiều điểm sáng đã xuất hiện.

Mấu chốt là khi chú trọng thực hiện Đề án số 06- ĐA/HU của BTV Huyện ủy về “Phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực giai đoạn 2021-2025”. Từ cơ sở này, huyện Quỳ Châu đã tập trung xây dựng, phát triển các sản phẩm nông nghiệp mang thương hiệu OCOP.

Nói thì dễ nhưng xắn tay vào làm lại là câu chuyện khác. Bởi lẽ Qùy Châu vốn dĩ là huyện nghèo, xuất phát điểm thấp, điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật còn hạn chế, trình độ nhận thức người dân chưa cao...

Lực cản không ít nhưng bù lại Qùy Châu có nhiều ngành nghề truyền thống, có nét đẹp văn hóa ẩm thực đa dạng và phong phú, là nền móng cho sự phát triển của các sản phẩm mang đậm nét văn hóa nơi phủ Qùy (Dệt thổ cầm, trồng tơ nuôi tằm, đan lát mây tre đan, hương trầm…). Những yếu tố trên kết hợp với sự chỉ đạo, nhập cuộc sâu sát của cả hệ thống chính trị, “mầm xanh” OCOP dần đơm hoa kết trái.

Dòng sản phẩm OCOP của HTX Phúc Thịnh Phát nhanh chóng tạo dựng được niềm tin với khách hàng. Ảnh: Anh Khôi.

Dòng sản phẩm OCOP của HTX Phúc Thịnh Phát nhanh chóng tạo dựng được niềm tin với khách hàng. Ảnh: Anh Khôi.

Lấy HTX Phúc Thịnh Phát làm điển hình, dù tuổi đời còn khá non trẻ (mới thành lập hơn 2 năm) nhưng đơn vị này tự hào có đến 4 sản phẩm được chứng thực OCOP cấp tỉnh hạng 3 sao, gồm chè hoa vàng Pù Huống, mật ong rừng Pù Huống, rượu Mú Tửn, rượu nấm lim xanh.

Là một HTX kiểu mới, Phúc Thịnh Phát tức thì mang lại làn gió tươi mát thông qua dòng sản phẩm đặc trưng với nhiều điểm nhấn tươi mới. Xuyên suốt các khâu, tất thảy quy trình vận hành đều thể hiện tính khoa học, chặt chẽ, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn của xu thế mới: Chọn lựa kỹ nguyên liệu đầu vào, tỉ mẩn khi đóng gói sản phẩm, chú trọng xây dựng thương hiệu, có mã tem QR truy suất nguồn gốc…

Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Hoàng Anh cũng là địa chỉ OCOP đáng tin cậy. 1.200 cây cam trên diện tích khoảng 3 ha mỗi vụ HTX thu về từ 1,2-1,5 tỷ đồng. Ngay cả thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, nhiều nơi ứ đọng nguồn hàng nhưng tại đât vẫn đắt hàng như thường, nguyên nhân nhờ sản phẩm đảm bảo tiêu chí “sạch”.

Xác định chất lượng đóng vai trò tiên quyết, Quá trình canh tác HTX nông nghiệp Hoàng Anh không phun thuốc trừ sâu công nghiệp, thay vào đó là các chế phẩm sinh học nhiên nhiên. Từ cách làm nay, năm 2021 HTX đã đăng ký thương hiệu cam Vinh và dán tem QR truy xuất nguồn gốc.

Tới đây Quỳ Châu sẽ tiếp tục trình làng nhiều sản phẩm OCOP hơn nữa. Ảnh: Anh Khôi.

Tới đây Quỳ Châu sẽ tiếp tục trình làng nhiều sản phẩm OCOP hơn nữa. Ảnh: Anh Khôi.

Ông Lê Hải Lý, Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳ Châu chia sẻ: Đến nay huyện Quỳ Châu có 9 sản phẩm đạt chuẩn 3- 4 sao OCOP. Giai đoạn 2022-2025, huyện Qùy phấn đấu phát triển các sản phẩm có lợi thế (trứng gà cỏ, thịt gà cỏ, thịt lợn giàng, thịt bò giàng, thịt trâu gác bếp, vịt bầu Qùy, măng muối tỏi ớt) và sản phẩm đặc sản của địa phương nhằm cung ứng cho Làng du lịch cộng đồng, các điểm di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh gắn với du lịch trải nghiệm trên địa bàn.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm